Rác nhà bếp có nhiều loại nhưng phần lớn là vải, giấy, rau, vỏ củ quả, đồ ăn thừa,… Đây là nguồn hữu cơ cực dồi dào để bổ sung cho đất vừa giảm thiểu rác thải, bảo vệ môi trường vừa tận dụng được nguồn hữu cơ dồi dào này.
Vậy có bao giờ bạn thực hành biến “rác thải” trở thành “thức ăn” cho cây trồng tại nhà vườn của bạn? Nếu có, thể hãy làm ngay với phương pháp này bạn nhé!
Ủ phân hữu cơ không tốn nhiều chi phí
Mỗi người làm vườn đều rất quan tâm tới vấn đề phân bón cho cây trồng. Đặc biệt, với nông nghiệp hữu cơ, phân hữu cơ là giải pháp vừa tốt cho sức khỏe con người lại vừa bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng. Hầu hết phân hữu cơ được ủ từ phân chuồng và tàn dư của cây trồng vụ trước hoặc từ việc cắt tỉa cây. Ngoài ra còn có một nguồn phân hữu cơ cực tốt mà rất hay bị lãng phí đó là rác thải từ nhà bếp.
>>> Xem thêm: Hugelkultur – Giường ở giữa vườn
Dưới đây là một số bước để bạn có thể ủ phân hữu cơ thành công mà không tốn nhiều chi phí:
Chuẩn bị vật chứ để ủ phân
Đầu tiên là chuẩn bị vật chứa để ủ phân (có nắp đậy để tránh tạo mùi):
- Các loại thùng xốp, nhựa, ly nhựa, gỗ,… Tùy vào lượng rác để lựa chọn kích thước to nhỏ khác nhau. Tạo 4-5 lỗ dưới đáy vật chứa (nhiều hơn hoặc ít hơn tùy thuộc vào độ lớn của vật chứa) để thoát nước và vài lỗ nhỏ trên thành để kiểm tra nhiệt độ.
- Chuẩn bị dụng cụ để đảo trộn.
- Lựa chọn vị trí đặt thùng: Ủ phân dù đậy kín nhưng đây vẫn là quá trình gây mùi, thu hút côn trùng, ruồi, bọ,… Vì vậy để không ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt của gia đình nên để thùng ủ các xa nhà ở. Nơi đặt thùng phải thoáng mát, tránh được mưa gió và nắng quá gắt.
Phân loại rác ủ
Rác thải nhà bếp hàng ngày của con người có ty, tỷ loại rác khác nhau. Không phải loại rác nào cũng có thể sử dụng để ủ phân được. Mà nhất là ở Việt Nam khi mà túi ni lông và bao bì nhựa được sử dụng chủ yếu để đựng thực phẩm thì việc phân loại rác là cực kì cần thiết. Thêm vào đó phân loại rác thải như vậy cũng giúp phân loại được đâu là rác thải tái chế, đâu là rác thải nguy hại,…và có hướng xử lý rác thích hợp.
Những loại rác có thể sử dụng làm phân hữu cơ là các loại có khả năng phân hủy nhanh ngoài môi trường tự nhiên như: thức ăn thừa, vỏ trái cây, rau, vỏ trứng, bã cà phê, một số loại vải vụn, giấy báo,…
Ở nhiều nơi trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan,…đã bắt đầu làm quen và rất tích cực trong việc phân loại rác thải. Việc này vừa tận dụng được nguồn rác hữu cơ và rác có thể tái sử dụng lại vừa giúp việc xử lý rác thải thực hiện hiệu quả hơn.
>>> Xem thêm: Raised bed – Vườn giường đơn giản cho mọi gia đình
Tiến hành ủ phân
- Trộn đều các rác thải hữu cơ đã thu thập từ nhà bếp.
- Đậy kín nắp vật chứa, mang đi ủ để phân hủy tự nhiên. Có thể sử dụng men vi sinh, chế phẩm sinh học,… để thúc đẩy quá trình phân hủy (rải một lớp rác thải khoảng 5cm rồi lại rải một men hoặc chế phẩm sinh học, có thể thêm rác mỗi ngày nhưng phải nhớ rắc thêm một lớp men)
- Nếu để phân hủy tự nhiên thì sau 15-20 ngày mở nắp thùng chứa và đảo đều rác, sau một tháng thì có thể sử dụng được. Còn sử dụng men vi sinh hoặc chế phẩm sinh học thì chỉ mất khoảng 15-20 ngày là có thể đem đi sử dụng.
Sử dụng phân ủ hữu cơ giúp ích cho cây trồng
Ưu điểm của kiểu ủ phân này là giúp người làm vườn tận dụng được nguồn rác thải trong gia đình, tiết kiệm chi phí, giảm được lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cây trồng,…Ngoài ra quá trình phân loại và ủ rác cũng giúp bảo vệ môi trường, bảo vệ các vi sinh vật trong đất, giúp cân bằng hệ sinh thái.
Nhược điểm là cách ủ này khá tốn thời gian, nếu chỉ trồng cây ngắn ngày cần gấp chất dinh dưỡng thì phải chuẩn bị trước đó rất lâu. Tốc độ phân hủy cũng có thể không đều vì rác thải tổng hợp từ nhiều loại. Kiểu ủ này cũng gây mùi khó chịu nếu không đậy kỹ càng và khá là mất thẩm mỹ khu vực xung quanh.
>>> Xem thêm: Xu hướng Bất động sản sức khỏe và Giá trị mang lại của nó
Sau đây là một số cách sử dụng phân ủ hữu cơ hiệu quả và giúp ích được cây cồng tăng trưởng nhanh:
- Hòa với nước sạch rồi tưới cho cây (1kg phân ủ hòa với khoảng 30-40 lít nước sạch)
- Bón trực tiếp vào gốc: Tùy vào loại cây lượng phân bón cũng sẽ khác nhau nhưng thông thường khoảng 200-400g/gốc. Đối với vườn rau thì nên rải đều.
- Có thể dùng để cải tạo đất trồng.
Phân bón hữu cơ chiếm một khoảng không nhỏ trong canh tác hữu cơ. Trong khi đó, rác thải sinh hoạt lại là nguồn không bao giờ cạn. Vì thế, nơi nào có con người sinh sống, nơi đó có rác thải. Vậy thì tại sao không tận dụng nguồn phân dồi dào này để tạo phân bón cho cây trồng.
>>> Xem thêm: Lưu ý khi xây dựng mô hình nông nghiệp sinh thái
Trên là bài viết giúp bạn hiểu hơn về phương pháp ủ phân hữu cơ giúp bạn nhận ra việc bảo vệ môi trường luôn song hành với việc phát triển nông nghiệp bền vững. Hy vọng bài viết này sẽ giúp quý bạn đọc hiểu hơn về việc sử dụng phân bón hữu cơ trong nông nghiệp, hiểu hơn về cách ứng dụng chúng trong mô hình bất động sản nông nghiệp và giúp gia tăng được giá trị cho sản phẩm mô hình đến các nhà đầu tư bất động sản.