Mới đây, Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức phong trào “Đón đầu xu hướng bất động sản chăm sóc sức khỏe” nhằm nhận diện các thách thức, rào cản, đề xuất các giải pháp phát triển dòng sản phẩm bất động sản và nâng cao giá trị ngành du lịch, góp phần phát triển bền vững kinh tế. Theo đó, TCREAL – nhà đầu tư và phát triển dự án cũng nhận thấy: Mô hình bất động sản sức khoẻ là yếu tố giúp chữa lành cuộc sống xanh cho các nhà đầu tư tham gia, mang đến lại lợi nhuận kép bền vững với mô hình nhà vườn sinh thái, đồng thời giúp phát triển kinh tế địa phương, nâng cao sức hút cho nhiều ngành nghề.
Chi tiết về hoạt động “Đón đầu xu hướng bất động sản chăm sóc sức khỏe”
Hội thảo có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, các chuyên gia kinh tế cùng đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
TS. Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Biên tập Tạp chí Nhà đầu tư cho biết: Đại dịch COVID-19 tác động mạnh đến lối sống, nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng, kéo theo sự thay đổi xu hướng bất động sản (BĐS) và du lịch. Trong đó dòng sản phẩm BĐS chăm sóc sức khỏe đang được chú ý nhiều hơn, dòng vốn đầu tư có xu hướng chảy mạnh về các dự án du lịch chăm sóc sức khỏe – nghỉ dưỡng.
Theo số liệu của tổ chức Global Wellness Institute (GWI), lĩnh vực du lịch chăm sóc sức khoẻ toàn cầu đạt 617 tỷ USD năm 2017 và 720 tỷ USD năm 2019, dự kiến tăng lên 816,5 tỷ USD năm 2022 và lên đến 1.127,6 tỷ USD vào năm 2025, mức tăng trưởng trung bình có thể lên đến 20,9%/năm.
>>> Xem thêm: Cơ hội đầu tư mô hình nhà vườn sinh thái hiện nay
Tại Việt Nam, thị trường BĐS – du lịch chăm sóc sức khỏe có nhiều lợi thế; bờ biển dài, nhiều thắng cảnh và di tích văn hóa, lịch sử, cùng với nền y học cổ truyền đặc sắc, nhiều hệ thống suối khoáng nóng… thích hợp với nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe của khách du lịch.
Theo các chuyên gia, bất động sản du lịch chăm sóc sức khỏe là khái niệm mới tại Việt Nam, chưa được định hướng rõ ràng, các tiêu chí – tiêu chuẩn chưa cụ thể, chưa có định hướng chính sách phát triển tổng thể từ quy hoạch đất đai, cơ chế ưu đãi hỗ trợ đầu tư, hệ thống tiêu chí tiêu chuẩn xác nhận…, cho đến cơ chế liên kết – phối hợp giữa ngành du lịch và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ – y tế – thể thao…; nút thắt về nguồn vốn cho đầu tư phát triển bất động sản, du lịch chăm sóc sức khỏe; chất lượng đội ngũ nhân lực trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe còn hạn chế về nhận thức, kỹ năng nghề nghiệp, thái độ phục vụ…
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho rằng: Nguồn vốn này ở Việt Nam đến chủ yếu từ tín dụng ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp; ngoài ra còn có các kênh cổ phiếu, FDI, quỹ đầu tư, M&A, vốn tự có của doanh nghiệp… thị trường bất động sản (BĐS) nước ta đang hình thành xu hướng đầu tư vào bất động sản chăm sóc sức khỏe.
Hiện nay, vốn cho bất động sản nói chung và bất động sản chăm sóc sức khỏe nói riêng, không nên dựa vào vốn ngân hàng nhiều. Mỗi năm lĩnh vực bất động sản cần 700.000-1.000.000 tỷ đồng, trong đó vốn ngân hàng chiếm 24%, với 2/3 chủ yếu là cho vay để sửa nhà, còn 1/3 là cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản.
>>> Xem thêm: Nhà vườn sinh thái ngoại ô: Giải pháp cân bằng cuộc sống
Để phát triển lĩnh vực này, TS. Cấn Văn Lực kiến nghị: Các cấp, ngành hữu quan cần sớm hoàn thiện quy hoạch đất đai bất động sản nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe…; sớm xem xét, chỉ đạo xây dựng hướng dẫn, khung pháp lý quản lý và phát triển các mô hình quỹ đầu tư BĐS, đầu tư trên nền tảng số, gọi vốn cộng đồng.
Doanh nghiệp bất động sản cần nâng cao tính công khai, minh bạch trong huy động và sử dụng vốn; tăng cường tái cơ cấu, đa dạng hóa và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn, chú trọng quản lý rủi ro tài chính, dòng tiền, lãi suất và tỷ giá; cần tập trung xây dựng các dự án BĐS chăm sóc sức khỏe với sản phẩm độc đáo, phù hợp, với phương án huy động vốn, sử dụng vốn khả thi, hiệu quả với chất lượng dịch vụ tốt, được quản lý bởi thương hiệu có danh tiếng.
Liên quan đến vấn đề vốn, ông Nguyễn Anh Tuấn – Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết: Đối với bất động sản, đặc biệt bất động sản chăm sóc sức khỏe nghỉ dưỡng có tiềm năng lớn.
Theo ông Tuấn, trong 9 tháng đầu năm 2022, xu hướng đầu tư bất động sản của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt kỷ lục thể hiện qua quy mô bình quân dự án đạt 64 triệu USD, cao hơn năm 2018 (là 54 triệu USD). Cục Đầu tư nước ngoài đã tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đến Việt Nam để kết nối, tìm kiếm cơ hội đầu tư. Thời gian qua, thu hút thị trường Bất động sản đứng thứ 2 và chiếm tỷ lệ 18,5% trong tổng số vốn đầu tư. Có 43 quốc gia đầu tư lĩnh vực bất động sản, trong đó có bất động sản nghỉ dưỡng, bất động sản chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam. Để thu hút dòng vốn này, Việt Nam cần tạo thuận lợi, niềm tin cho nhà đầu tư nước ngoài qua các cam kết của chính quyền bảo vệ các dự án đầu tư, cải cách thủ tục hành chính…
>>> Xem thêm: Dự án Nhà Vườn Sinh Thái – Bất động sản sinh thái và nghỉ dưỡng
Về định hướng, quản lý bất động sản trong thời gian tới, bà Hà Thu Giang, Phó Vụ trưởng, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) đánh giá: “Đối với lĩnh vực bất động sản sức khỏe hội thảo đề cập, chúng ta cần tập trung và có giải pháp cho nguồn vốn thu hút đầu tư”.
Theo Ban tổ chức, Tổng cục Du lịch đang xây dựng tiêu chuẩn quốc gia “Du lịch và các dịch vụ có liên quan – Spa chăm sóc sức khỏe – Yêu cầu đối với dịch vụ” (chấp nhận tương đương ISO 17679:2016), dự kiến công bố năm 2023, sẽ là tài liệu hướng dẫn các đơn vị cung cấp dịch vụ spa chăm sóc sức khỏe cho du khách.
Tiềm năng phát triển bất động sản nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe ở nước ta thuận lợi với bờ biển dài, nhiều bãi tắm biển đẹp và thuận lợi cho du lịch nghỉ dưỡng; có khoảng 400 nguồn nước khoáng nóng, trong đó đã nghiên cứu và phân tích 287 nguồn nước có tác dụng chữa bệnh và khai thác nước uống đóng chai; khoảng 3.850 loài cây thực vật dược liệu và 406 loài động vật được sử dụng làm thuốc. Ngoài ra, có nhiều di tích lịch sử, chùa, tịnh xá, hệ thống thiền viện có thể khai thác, phát triển du lịch gắn với thiền, yoga nói riêng./.
>>> Xem thêm: Mô hình Bất động sản Sinh Thái Sức Khoẻ đang hot ra sao?
Lợi nhuận kép sức khỏe và đầu tư từ mô hình Bất động sản sinh thái
Nhiều nhà đầu tư và chuyên gia BĐS vẫn lạc quan về triển vọng đầu tư của mô hình second home trong bối cảnh Covid-19. Những dự án nghỉ dưỡng chú trọng sức khỏe như Gia Thọ Village, The Green FarmHouse, Trang trại sinh thái Tân Lâm Nguyên, La Maison…nhận được sự quan tâm đặc biệt từ khách hàng.
Thị trường second home đầy lạc quan
Trong vài năm gần đây, đầu tư vào dòng bất động sản nghỉ dưỡng vùng ven đô đang là xu hướng được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Trong đó, đầu tư ngôi nhà thứ hai second home: nghỉ dưỡng tái tạo sức khỏe và sinh lời từ việc khai thác cho thuê thu hút khách hàng đầu tư. Nhiều chuyên gia bất động sản nhận định, đầu tư vào second home vẫn là một kênh rót vốn nhiều tiềm năng về dài hạn.
Bà Bùi Kim Thủy – Đại diện tại Việt Nam của Hội đồng Kinh doanh Mỹ – ASEAN (USABC) phát biểu tại tọa đàm “Second home – Đầu tư an toàn cho khách hàng trong Covid-19” do báo điện tử VnExpress tổ chức, nhận định rằng: Xu hướng đầu tư second home đã có từ lâu trên thế giới. Với một đất nước có đường bờ biển dài, thiên nhiên ưu đãi như Việt Nam, rất nhiều nhà đầu tư đã sở hữu mô hình sản phẩm này tại đa dạng địa hình, khu vực, không chỉ nhà hướng biển mà còn hướng sông, hồ, núi.
>>> Xem thêm: Đầu tư mô hình bất động sản sức khoẻ để dưỡng già có ổn không?
Từ quan điểm của nhà đầu tư cá nhân, anh Ngô Ngọc Toàn – một nhà đầu tư và phát triển dự án bất động sản TCREAL đã thành công với mô hình second home tại thị trường Lâm Hà – Lâm Đồng cho rằng: “Mô hình bất động sản sinh thái sức khoẻ là thị trường đầu tư mới, hẳn có nhiều khó khăn cho những ai không hướng chúng đến giá trị bền vững. Nhưng với những nhà đầu tư yêu thương nhiên, mong muốn có ngôi nhà thứ hai để nghỉ dưỡng, đặt vai trò sống thọ, sống khỏe, có căn nhà với vườn cây ăn trái sinh thái, tăng lợi nhuận kép bền vững… thì các sản phẩm tại TCREAL sẽ đáng để mọi người căn nhắc”
Thị trường second home những năm gần đây trở nên sôi động, mô hình second home không dừng lại ở việc nghỉ dưỡng thuần túy, đó còn là một không gian để cả gia đình cùng thư giãn, trị liệu nâng cao sức khỏe. Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường, sức khỏe càng trở nên quan trọng hơn hết. Sở hữu second home wellness (chăm sóc sức khỏe) hiện là xu hướng đáp ứng nhu cầu sống xanh, sống khỏe của người dân..
>>> Xem thêm: Những hiểu lầm về mô hình bất động sản sức khỏe trong ngành bất động sản
Món quà sức khỏe – Dẫn lối đầu tư với thị trường bất động sản sinh thái
Đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi nhận thức cũng như hành vi của con người đối với cuộc sống. Có lẽ, chưa bao giờ mà ý thức của con người đối với sức khoẻ – cả thể chất và tinh thần – lại được đặc biệt quan tâm như hiện nay. Hẳn nhiên, các sản phẩm và dịch vụ có liên quan đến sức khoẻ đều được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn, giúp tạo nên nền kinh tế wellness trị giá 4,4 nghìn tỷ USD, bất chấp đại dịch. Trong nền kinh tế này, bất động sản chăm sóc sức khỏe duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhất với mức 22.1% mỗi năm, mở rộng từ 148 tỷ đô la lên 275 tỷ đô la từ năm 2017-2020.
Trong vài năm gần đây, khái niệm bất động sản chăm sóc sức khoẻ đang trở nên phổ biến hơn, đặc biệt là với sự lên ngôi của xu hướng second home và làm việc tại nhà. Tiên phong mang khoáng nóng vào từng căn hộ, chủ đầu tư Ngô Ngọc Toàn kỳ vọng chuỗi dự án Gia Thọ Village, The Green FarmHouse, Trang trại sinh thái Tân Lâm Nguyên, La Maison…sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho những nhà đầu tư tìm kiếm ngôi nhà thứ hai. Dự án tọa lạc tại Lâm Hà – Lâm Đồng và được quy hoạch đồng bộ trong một quần thể không gian xanh, đáp ứng nhu cầu sống lành mạnh của khách hàng.
Với mục tiêu kiến tạo mô hình second home đích thực, chủ đầu tư Gia Thọ Village cũng tích hợp đầy đủ hệ thống tiện ích như đường giao thông dễ di chuyển, hệ thống điện nước đầy đủ để dễ phục vụ sinh hoạt, khu vực dự án gần trường học, trạm y tế, bệnh viện, chợ…
Một khảo sát của JLL thực hiện vào quý II/2021 cũng chỉ ra 65% nhà đầu tư bất động sản tại Việt Nam quan tâm đến các công trình xanh, hướng đến chăm sóc sức khỏe. Với số lượng người giàu được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh trong vòng 5 năm tới, ngang ngửa với Hong Kong và Đài Loan theo Báo cáo Thịnh vượng 2021 của Knight Frank, kéo theo nhu cầu sở hữu ngôi nhà thứ 2, thứ 3 cũng như không gian nghỉ dưỡng an toàn cho gia đình ở cự ly khoảng 2 giờ lái ô tô hay kết nối sân bay, thị trường bất động sản tại Việt Nam đang chứng kiến sự dịch chuyển nhu cầu sở hữu second home ở các đô thị du lịch nghỉ dưỡng kề sông, giáp biển.
>>> Xem thêm: Bất động sản sinh thái theo đuổi giá trị tiện ích
Với mong muốn kiến tạo nên những không gian sống đẳng cấp, đáp ứng nhu cầu sinh sống-làm việc-giải trí của cộng đồng người mua nhà thành đạt quan tâm đến sức khoẻ và các giá trị gia đình. TCREAL đang định hướng phát triển các dự án đã và đang triển khai theo hướng nhà vườn sinh thái theo mô hình phức hợp du lịch nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe hoàn chỉnh hệ tiện ích lưu trú, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe xứng tầm.
Trên là bài viết cho thấy thị trường bất động sản sinh thái sức khoẻ hiện đang là mối quan tâm từ các nhà đầu tư, các nhà phát triển dự án và những ai mong muốn có được lợi nhuận cao, bền vững hoặc theo sau đó là mục tiêu nghỉ dưỡng, chữa lành Thân – Tâm, – Trí. Với hy vọng mang đến những sản phẩm gắn liền với nhu cầu khách hàng, ngoài mô hình nhà vườn sinh thái giúp khách hàng tận hưởng được những giống trái cây nhiệt đới như: sầu riêng Musang King, bơ mít,, Các dự án tại TCREAL còn có vườn thuốc nam ngũ giác quan, vườn rau sinh học, xây dựng các khu glamping trải nghiệm cắm trại, câu cá, thả diều và các mô hình thú vị, tạo cảm giác thư thái, sống tại dự án như ngôi nhà thứ hai giúp khách hàng có thể chữa lành cuộc sống tìm đến mảng xanh sinh thái.