Gần đây, Lâm Đồng đang từng bước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới. Mục tiêu đến năm 2025, Lâm Đồng sẽ tăng cường hơn hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa nông thôn – thành thị, từng bước hướng tới nông thôn mới thông minh.

Trong bài viết hôm nay, mời quý bạn đọc cùng xem qua những hoạt động chuyển đổi số của Lâm Đồng trong việc xây dựng nông thôn mới cụ thể ra sao.

Lâm Đồng linh hoạt trong 3 trụ cột chuyển đổi số

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng cho rằng, chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh và chiến lược chuyển đổi số quốc gia. 

Bởi vậy, toàn tỉnh cần thống nhất những giải pháp phối hợp triển khai một cách chủ động, linh hoạt với 3 trụ cột phát triển ở nông thôn gồm chính quyền số, các chủ thể kinh tế số và xã hội số cho cộng đồng dân cư. 

Cụ thể, phát triển chính quyền số cấp huyện, xã trong tỉnh với các hoạt động đồng bộ trong quản lý, điều hành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới; trong đó, tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số thông tin truyền thông, đào tạo và tập huấn đảm bảo nội dung thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

Đồng thời, ứng dụng nền tảng quản lý trực tuyến để lập kế hoạch, thẩm định, xét công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới; hỗ trợ công tác quản lý, giám sát và đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; giám sát chất lượng môi trường, quản lý các nguồn chất thải, chất ô nhiễm và cấp nước sạch nông thôn; hỗ trợ người dân sử dụng thiết bị công nghệ thông tin, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ viễn thông, internet băng rộng; mạng wifi miễn phí khu vực trung tâm xã, các điểm sinh hoạt văn hóa ở cộng đồng, điểm du lịch nông thôn… 

Đặc biệt, tăng cường chuyển đổi số trong công tác quản lý quy hoạch, xây dựng nông thôn mới trên các lĩnh vực kinh tế, y tế, giáo dục, văn hóa, du lịch, môi trường; gắn với cải cách hành chính, cung cấp và nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến; lấy ý kiến về mức độ hài lòng của người dân đối với kết quả xây dựng nông thôn mới. 

Để thúc đẩy kinh tế số trong phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng còn xác định các nhiệm vụ tích hợp thông tin quản lý dân cư, đất đai trên nền GIS, xây dựng bản đồ số quản lý mã số vùng nguyên liệu, truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn, qua đó cập nhật trên nền tảng dữ liệu lớn đồng bộ, kết nối và liên thông, nhằm cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời cho nhu cầu của người dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư. Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị chuyên trách cần tăng cường ứng dụng công nghệ số trong công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử cho các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.

>>> Xem thêm: ​​Kinh nghiệm mua bán đất Lâm Hà tránh rủi ro

Hợp tác chuyển đổi số trong việc xây dựng nông thôn giữa nhân dân và nhà nước  

Theo đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng,  nhiệm vụ tập trung phát triển xã hội số trong xây dựng nông thôn mới ở Lâm Đồng là hỗ trợ các tổ chức và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ số đầu tư, phát triển và cung cấp dịch vụ trực tuyến về y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội, môi trường nông thôn ở các địa phương. Tuyên truyền, hướng dẫn và khuyến khích người dân sử dụng các nền tảng, dịch vụ số và kỹ năng an toàn, trọng tâm dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ y tế số, giáo dục số, sử dụng các mạng xã hội, mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử và khai thác tiện ích, tài nguyên số trên internet… 

 Theo đó, mô hình xã nông thôn mới thông minh với những giải pháp chủ động, linh hoạt với 3 trụ cột nói trên gắn liền với từng mục tiêu cần đạt và vượt đến năm 2025. 

Thứ nhất, chính quyền số ở xã nông thôn mới thông minh giải quyết 100% hồ sơ thông qua hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh; đạt tỷ lệ tối thiểu 80% và phấn đấu 90% thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp và xử lý trực tuyến, người dân chỉ nhập dữ liệu một lần; đảm bảo điều kiện 100% cuộc họp, hội nghị 3 cấp tỉnh, huyện, xã áp dụng hình thức trực tuyến. 

>> Xem thêm: Mở bán khu nhà vườn sinh thái tại Lâm Hà 

Thứ hai, phát triển kinh tế số quảng bá hình ảnh điểm du lịch, nét văn hóa đặc trưng của xã được thông qua ứng dụng internet, mạng xã hội. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, hộ nông dân sản xuất nông nghiệp đều cho phép thanh toán điện tử, các sản phẩm, hàng hóa OCOP được đăng ký, giới thiệu trên các sàn thương mại điện tử Voso.vn, Postmart.vn và các sàn thương mại điện tử uy tín khác ở trong và ngoài nước. 

Thứ ba, phát triển xã hội số có kênh tương tác 2 chiều ứng dụng eGov-Connect, trang thông tin điện tử, thư điện tử, facebook, zalo… để người dân tham gia cùng cơ quan nhà nước giải quyết vấn đề của địa phương; 100% hộ gia đình, cơ quan, tổ chức, khu di tích trên địa bàn được thông báo, gắn biển số đến từng địa chỉ;  người dân đều có tài khoản định danh, sổ khám, chữa bệnh điện tử; 80% hộ gia đình có thiết bị máy tính, điện thoại thông minh kết nối internet; khu vực trung tâm xã, nơi sinh hoạt cộng đồng, điểm du lịch cộng đồng… lắp đặt hệ thống mạng wifi internet miễn phí, hệ thống camera giám sát tích hợp với Trung tâm Điều hành thông minh của tỉnh Lâm Đồng.

>>> Xem thêm: Bao lâu sẽ kiếm lợi từ việc mua bán đất nền Lâm Đồng giá rẻ?

Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu cho thị trường bất động sản

Sự kiện do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), Viện nghiên cứu Bất động sản Việt Nam, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam phối hợp cùng Meeyland tổ chức tại Hà Nội. Tại đây, các chuyên gia, doanh nghiệp đã trình bày tham luận và thảo luận các vấn đề tại phiên Tọa đàm cấp cao về: Thực tiễn chuyển đổi số trong ngành bất động sản hiện nay; Tiềm năng, cơ hội và thách thức trong phát triển, ứng dụng công nghệ vào thị trường bất động sản tại Việt Nam; Vai trò của công nghệ đối với hoạt động của doanh nghiệp bất động sản trong thời đại 4.0,

Chuyển đổi số trong thị trường bất động sản

Chuyển đổi số là áp dụng các công nghệ giúp rút ngắn thời gian, chi phí, nhân lực trong quá trình tìm hiểu, mua bán bất động sản. Cụ thể, chuyển đổi số sẽ giúp khách hàng tìm được sản phẩm bất động sản phù hợp nhất với mức giá hợp lý nhất; giúp quay vòng vốn nhanh, ổn định thị trường; kết nối cung cầu; giúp thị trường lưu thông, tăng tính thanh khoản.

Đặc biệt, chuyển đổi số sẽ giúp môi giới bất động sản kết nối với khách hàng dễ dàng, giúp các sàn môi giới giảm chi phí nhân sự,… Tóm lại, mục tiêu của chuyển đổi số – Proptech là đáp ứng 3 yếu tố cơ bản của thị trường bất động sản, gồm cung cấp thông tin, hỗ trợ giao dịch và quản lý các quá trình.

Trong lĩnh vực bất động sản, việc chuyển đổi số là tất yếu mang tính sống còn. Cả thế giới đang chuyển đổi mạnh mẽ, không có lý do gì Việt Nam không bắt kịp xu hướng này. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, việc xác định quyền sử dụng đất, đánh giá thuế nhà, thuế chuyển nhượng vẫn đang rất khó khăn, chưa có cách xác định giá chính xác vì chưa có các số liệu chính xác về giao dịch bất động sản thực tế. Do đó, trước tiên, cần có hệ thống thông tin chuẩn xác nhất về thị trường mới thực hiện được.

>>> Xem thêm: Lâm Hà – Vùng đất nghỉ dưỡng sau mùa dịch

Yếu tố trong chuyển đổi số ngành bất động sản

Yếu tố quan trọng nhất trong chuyển đổi số là việc tiếp cận các chủ trương, chính sách. Cần phải có sự vào cuộc của hệ thống chính quyền đến các doanh nghiệp. Ngoài ra, yếu tố quan trọng khác chính là kinh phí. Nếu phải bỏ quá nhiều tiền nhưng rủi ro trên 50% thì rất ít doanh nghiệp dám tham gia vào lĩnh vực này. Vì vậy, cần có sự cân đối một cách chi tiết của các doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ phía cơ quan Nhà nước.

Thứ nhất là mã hóa bất động sản, vấn đề cần phải mã hóa để theo dõi dịch, biến động trên thị trường như thế nào.

Thứ hai, trong phạm vi ngành nghề, cần mã số đến các sàn giao dịch và từng nhà môi giới, điều này sẽ giúp việc quản lý của Nhà nước tốt hơn, hiệu quả hơn và qua đó, chuyển đổi số của các doanh nghiệp, đơn vị tham gia cũng thuận lợi hơn. 

Bên cạnh đó, yếu tố tài chính cũng rất quan trọng, đây là yếu tố khó khăn nhất với các doanh nghiệp. 

>> Xem thêm: Vì sao nhiều người chuộng mua bán đất vườn view đồi Đà Lạt

Trên là bài viết giúp cho thấy rõ được việc chuyển đổi số trong ngành bất động sản nói riêng và vùng tiềm năng để phát triển ngành bất động sản như tỉnh Lâm Đồng nói chung trong việc chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới ra sao. Hy vọng với những thông tin, sẽ giúp bạn đọc cùng các nhà đầu tư bất động sản ít nhiều trong việc nghiên cứu, đón được lợi thế đầu tư và thấy rõ được tiềm năng khi chọn mua đầu tư các tài sản bất động sản tại Lâm Đồng.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *