Mô hình nông nghiệp sinh thái được nhiều người thực hiện như việc canh tác không cần xới, hạn chế phân thuốc, chú trọng vào mảng xanh sinh thái và để cây trồng nông nghiệp phát triển theo tự nhiên. Nhưng trong đó, Mô hình nông nghiệp sinh thái còn có một số khó khăn có thể gặp phải khi làm trang trại kiểu này.
Nhìn nhận và khắc phục khó khăn mô hình nông nghiệp sinh thái
Tưới tiêu thường xuyên đảm bảo đủ độ ẩm cho cây
Trong mô hình chăm sóc cây nông nghiệp sinh thái, việc tạo một lớp phân sâu không có nghĩa là không cần tưới nước. Chúng ta vẫn phải đảm bảo việc tưới nước thường xuyên để bổ sung đủ nước cho cây.
Nếu không sử dụng phân hóa học nên hiển nhiên để bổ sung dinh dưỡng cho cây thì cần tưới phân trộn, phân hữu cơ hoặc sử dụng tàn dư của chính cây vụ trước làm phân bón. Điều này khiến rễ của cây mới trồng bị phân bao phủ và có thể rễ cây mới chỉ chạm đến lớp đất trên cùng. Lâu dần lớp phân trên cùng có thể bị khô và kị nước dẫn tới cây mới cũng bị khô.
Biện pháp tốt nhất, chúng ta nên đảm bảo đặt các băng tưới nhỏ giọt càng gần các cây non càng tốt và nên đặt trên lớp phân trộn. Điều này cũng tương tự trong các hình thức canh tác khác trong nông nghiệp. Điều này vừa đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây non, vừa tránh gây lãng phí.
>>> Xem thêm: Có 3 tỷ đồng nhàn rỗi, bạn sẽ chọn đầu tư ở Đà Lạt Hay Lâm Hà?
Kiểm soát cỏ dại để phát triển nông nghiệp sinh thái
Theo canh tác nông nghiệp truyền thống thì nên trồng giãn cách (khoảng cách tùy vào từng loại cây) để cây non có thể hấp thụ đều chất dinh dưỡng trong đất. Tuy nhiên với mô hình Nông nghiệp sinh thái thì chúng ta nên nên kiểm soát cỏ dại, không dùng quá nhiều phân thuốc để diệt cỏ mà hãy tạo nên môi trường cộng sinh để cỏ giữ đất và cung cấp, bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng.
Canh tác mà không xới không có nghĩa là không dọn cỏ dại
Trong quá trình thực hiện mô hình nông nghiệp sinh thái, việc kiểm soát nhất định với các loại cỏ dại mà không sử dụng thuốc diệt cỏ nên tốt nhất trồng với mật độ dày một chút để hạn chế sự phát triển của cỏ dại trên các khoảng trồng cây non. Ngoài ra có thể phát cỏ theo cách thủ công hoặc cắt sát gốc nhưng không cần thiết phải nhổ cả rễ lên để tránh xáo trộn cấu trúc đất.
>>> Xem thêm: Lưu ý khi xây dựng mô hình nông nghiệp sinh thái
Chỉ cần kiểm soát cỏ ở các khoảng trồng cây còn các rãnh thì không cần
Có một thực tế thú vị là “Thiên nhiên ghét đất trống”. Đất trống cộng thêm việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sẽ làm đất khô. Bất cứ khi nào người làm vườn ngừng trồng trọt thì Thiên nhiên sẽ “tự trồng” thứ gì đó trên khoảng trống đó và đó là cỏ dại. Cỏ dại có thể coi là loại thức ăn quan trọng của đất. Vậy nên, mô hình nông nghiệp sinh thái khi thực hiện, các bạn không cần diệt cỏ mà chỉ kiểm soát sự phát triển của chúng.
Không cần thiết phải nhổ gốc cây cũ đã thu hoạch mà chỉ cần trồng cây con mới ngay bên cạnh gốc cũ
Thay vì xới và nhổ bỏ gốc như truyền thống, mô hình nông nghiệp sinh thái cần bạn chỉ cắt bỏ sát gốc cũ (tỉa tay hoặc xén dây tùy loại cây trồng). Điều đó khiến cấu trúc đất không bị xáo trộn. Sau đó trồng gốc mới ngay bên cạnh gốc cũ và gốc cũ sẽ chính là phân bón cho gốc mới.
Lựa chọn giống cây trồng phù hợp
Canh tác mà không xới đất sẽ tạo ra một lớp mùn sâu trên bề mặt có lợi cho đất và cây. Điều này khiến đất ẩm ướt và lạnh hơn. Tuy nhiên không phải giống cây nào cũng ưa loại đất kiểu này. Những giống ưa đất ấm như cây hoa cát tường, cây hoa mào gà, húng quế, bạch đàn,…sẽ khá còi cọc và kém phát triển trên nền đất nhiều mùn, ẩm ướt.
Do đó cần chọn giống cây phù hợp ưa đất mát, ẩm, khỏe mạnh và chống chịu được sâu bệnh.
>>> Xem thêm: Phát triển các mô hình bất động sản sinh thái, du lịch canh nông
Bổ sung các chất dinh dưỡng cây trồng trong canh tác tự nhiên
Để hoàn thành vòng đời, cây trồng cần 17 chất dinh dưỡng thiết yếu, mỗi chất cây cần một lượng khác nhau. Ba chất quan trọng nhất của cây là cacbon (C), hydro (H) và oxy (O) được lấy từ không khí và nước chiếm 94% trọng lượng cây. 6% trọng lượng còn lại của cây bao gồm 14 chất dinh dưỡng đến từ đất.
14 chất dinh dưỡng này bao gồm nitơ, phốt pho (P) và kali (K) là các chất đa lượng cơ bản. Magiê (Mg), canxi (Ca) và lưu huỳnh (S) là các chất dinh dưỡng đa lượng thứ cấp. Tám nguyên tố còn lại là Boron (B), Clo (Cl), đồng (Cu), sắt (Fe), mangan (Mn), molypden (Mo), niken (Ni) và kẽm (Zn). Đây là các chất vi lượng, cây không cần nhiều nhưng nếu thiếu sẽ ảnh hưởng đến hương vị, chất lượng của nông sản.
Kali là một trong ba chất dinh dưỡng đa lượng quan trọng đối với cây trồng. Nó rất cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Trong đất tự nhiên có một lượng lớn kali, tuy nhiên lượng kali này lại chủ yếu ở dạng khó tiêu, cây trồng không thể hấp thụ được. Do đó cần phải bổ sung một lượng kali dễ tiêu từ bên ngoài vào để cung cấp cho cây. Tuy nhiên, qua quá trình canh tác, lượng kali trong đất bị mất dần, kèm theo tình trạng đất bị thoái hóa do bổ sung quá nhiều kali vô cơ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng.
>>> Xem thêm: Mô hình trang trại sinh thái có phù hợp để lướt sóng
Kali có vai trò gì đối với cây trồng?
Kali là một trong những nguyên tố dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sinh trưởng của cây trồng.
- Kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hoá năng lượng trong quá trình đồng hoá các chất dinh dưỡng của cây.
- Kali giúp cây cứng cáp, chắc khỏe, ít đổ ngã.
- Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác động bất lợi từ bên ngoài như thời tiết và sâu bệnh.
- Kali giúp cây dễ dàng sinh trưởng, tạo điều kiện thuận lợi ra nhánh, phân cành và lá.
- Kali giúp điều hòa các chất dinh dưỡng, tăng khả năng hút đạm và lân tốt hơn.
- Kali giúp tăng hàm lượng đường trong nông sản, giúp cho nông sản có màu sắc tươi đẹp và hương vị thơm ngon hơn. Góp phần nâng cao năng suất và chất lượng.
Khi nào thì cần bổ sung kali cho cây trồng?
Nguyên tố kali cần thiết cho tất cả các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Tuy nhiên, cần lưu ý về liều lượng cần bổ sung cho cây trong từng giai đoạn phát triển và theo nhu cầu của cây. Bên cạnh đó cần chọn loại kali phù hợp để việc bổ sung đạt hiệu quả cao. Ví dụ nên tận dụng các nguồn kali hữu cơ từ tự nhiên.
2.1 Trước, trong thời điểm bón phân
Kali giúp tăng khả năng hút nước và dinh dưỡng của rễ cây. Điều hòa các chất dinh dưỡng, tăng khả năng hút đạm và lân tốt hơn. Vì vậy kali thường được bón trước hoặc bón cùng thời điểm với các loại phân bón khác để tăng khả năng hấp thu và vận chuyển dinh dưỡng của cây trồng.
2.2 Thời điểm làm hoa
Kali giúp tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng để cây phát triển khỏe mạnh; tạo điều kiện thuận lợi cho cây đẻ nhánh, phân cành, lá. Kali giúp làm tăng quá trình phân hóa mầm hoa, giảm tỷ lệ rụng, tăng tỷ lệ đậu quả. Đối với các loại cây ăn quả, cây cần nhiều kali trong giai đoạn làm hoa, nuôi trái. Vì vậy trước thời điểm làm hoa cần tiến hành bón kali để tăng khả năng ra hoa đậu quả.
2.3 Thời tiết bất lợi, khô hạn
Kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hoá năng lượng trong quá trình đồng hoá các chất dinh dưỡng của cây, giúp cây cứng cáp, chắc khỏe, ít đổ ngã.
Kali giúp tăng khả năng sử dụng ánh sáng cho cây trồng trong điều kiện ít nắng. Giúp cây giữ nước tốt hơn; tăng khả năng chống hạn nhờ tăng cường hydrat hóa các cấu trúc keo của huyết tương và nâng cao khả năng phát tán của chúng. Bên cạnh đó kali giúp tăng cường sức chịu rét và chống chọi qua mùa đông nhờ tăng lực thẩm thấu của tế bào. Vì vậy Kali thường được bổ sung cho cây trồng trước các đợt thời tiết bất lợi, sâu bệnh.
>>> Xem thêm: Nhà đầu tư nào phù hợp mua bán mô hình nhà vườn sinh thái?
2.4 Giai đoạn tạo ngọt cho quả
Kali góp phần nâng cao năng suất và chất lượng nông sản thông qua quá trình tăng tích lũy đường, vitamin trong quả. Giúp màu sắc quả đẹp hơn, hương vị quả thơm ngon hấp dẫn hơn, kéo dài thời gian bảo quản nông sản. Vì vậy kali thường được sử dụng bón cho cây trước thời điểm thu hoạch từ 1-2 tháng.
Những biểu hiện thiếu kali ở cây trồng:
- Cây chống chịu kém trước các loại sâu bệnh hại và điều kiện thời tiết bất lợi.
- Rễ cây bị thối, cây phát triển còi cọc, thân cành yếu, cây dễ đổ ngã, quả rụng nhiều.
- Lá cây có biểu hiện lá hẹp, ngắn, xuất hiện các chấm đỏ, lá dễ héo rũ và khô. Đặc biệt, trên lá già có những vệt cháy màu đen bắt đầu từ chóp lá và dọc hai bên rìa lá, sau đó cháy lan thành sọc dọc hai bên gân chính, lá rụng sớm.
Bốn nguồn kali hữu cơ thay thế cho kali tổng hợp
Việc bổ sung kali là rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của cây trồng. Tuy nhiên, để việc làm đó hiệu quả và tiết kiệm chi phí, thì bạn có thể sử dụng các nguồn kali tự nhiên sau.
3.1 Kali hữu cơ từ cây dã quỳ
Dã quỳ là một loại cây bụi có nguồn gốc từ Mexico. Cây dã quỳ được xem là một nguồn phân bón hữu cơ cực kỳ tốt cho các loại cây trồng. Bởi, trong thân lá của nó có chứa tới 3,92% kali, 1,76% đạm, 0,82% photpho, 3,00% canxi và một số các chất dinh dưỡng khác.
Loài hoa dại này rất đặc biệt và phổ biến ở khu vực Tây Nguyên. Chúng có khả năng hấp thụ được kali khó tiêu trong đất, chuyển hóa thành dạng kali dễ tiêu. Và giữ lượng kali dễ hấp thu đó trong thân, cành lá của mình. Nhờ đó, phân bón được ủ từ cây dã quỳ sẽ là một nguồn kali hữu cơ dồi dào. Và đương nhiên cây trồng sẽ dễ dàng tiêu thụ lượng kali tự nhiên đó.
>>> Xem thêm: Tác dụng đáng kinh ngạc từ việc ăn sầu riêng
3.2 Kali hữu cơ từ cây chuối
Chuối là loại cây trồng quen thuộc và hữu dụng bậc nhất trên thế giới. Ngoài việc mang lại giá trị kinh tế từ hoa lá quả cho người trồng. Chuối còn là một nguồn kali hữu cơ rất dồi dào.
Trong thân, cành lá, quả chuối đều chứa kali. Do đó sử dụng chuối để bổ sung kali hữu cơ tự nhiên cho đất trồng rất hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Chúng ta có thể áp dụng cách ủ dịch chuối tưới cho cây hoặc phay nhỏ thân chuối bón xung quanh gốc. Cách đơn giản nhất là bổ đôi thân chuối ra và xếp xung quanh gốc cây. Vừa giúp giữ ẩm cho phần đất quanh gốc cây, vừa là nguồn kali tự nhiên sau đó.
3.3 Kali hữu cơ từ tro trấu, tro dừa
Tro trấu, tro dừa hay trấu hun cũng là những nguồn kali hữu cơ dễ tiêu có thể bổ sung cho cây trồng. Có thể sử dụng tro trấu, tro dừa rải trực tiếp lên mặt đất trồng. Hoặc trộn chung với các vật liệu khác để làm giá thể trồng cây. Đây đúng là nguồn kali tự nhiên phổ biến, dễ kiếm và tiết kiệm chi phí lại cực kỳ dễ thực hiện.
3.4 Kali hữu cơ từ K-humate
K-humate là một dạng muối kim loại của acid humic hoặc acid fulvic. K-humate ngoài công dụng bổ sung kali cho cây trồng còn giúp cây trồng hấp thụ các chất dinh dưỡng khác nhau, tăng cường chức năng sinh lý của cây trồng. Đặc biệt K-humate không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường, rất thích hợp cho canh tác hữu cơ.
>>> Xem thêm: Những hiểu lầm về mô hình bất động sản sức khoẻ trong ngành bất động sản
Trên là bài viết TCREAL chia sẻ đến quý bạn đọc về các hình thức, lưu ý khi thực hiện mô hình nông nghiệp sinh thái bền vững. Cùng với đó là các thông tin về nguồn dinh dưỡng tốt cho cây trồng, đặc biệt là nhóm phân Kali được cho là quan trọng và có thông tin chi tiết để giúp cho nhà vườn có thể được chăm tốt hơn.
Hy vọng bài viết sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn thuận tiện trong việc chăm sóc cây trồng, thực hiện mô hình nông nghiệp sinh thái được tốt hơn và phát triển mô hình ổn định để hỗ trợ ngành bất động sản nông nghiệp sinh thái có thêm nhiều cơ hội trong tương lai. Mô hình nông nghiệp sinh thái với những khó khăn Nông nghiệp Việt