Trang trại sinh thái được xem là mô hình nổi bật gắn liền với nền nông nghiệp, nuôi trồng. Về các quỹ đất hiện nay, mô hình trang trại khá phù hợp với vùng đất Lâm Đồng. Do đó, nhiều nhà đầu tư đã có định hướng phát triển các dự án trang trại sinh thái Lâm Đồng làm kiểu mẫu, đồng thời giúp các dự án mô hình liên quan tại đây, có đủ điều kiện để phát triển tốt hơn trong tương lai.
Điều kiện để phát triển mô hình trang trại sinh thái tại Lâm Đồng
Lâm Đồng là một địa phương có thế mạnh và tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp. Mặc dù du lịch nông nghiệp tại Lâm Đồng là một thị trường du lịch thứ phát từ môi trường sản xuất nông nghiệp nhưng lại có sự đóng góp lớn cho phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Có thể nói Lâm Đồng là tỉnh đầu tiên tiên phong trong cả nước về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chú trọng cả nông nghiệp thông minh và nông nghiệp hữu cơ. Những năm qua, tỉnh đã có những đột phá trong sản xuất, thúc đẩy ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trở thành ngành kinh tế chủ lực.
Phát triển nông nghiệp là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Nông nghiệp đã, đang và sẽ vẫn luôn là trụ đỡ của nền kinh tế, góp phần ổn định đời sống nhân dân.
Hơn 2 năm qua, đại dịch COVID -19 đã ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, ngành nông nghiệp đã thể hiện vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế và an ninh lương thực nước ta. Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu nông, lâm, thủy sản hàng đầu trên thế giới với trị giá hơn 48 tỷ USD năm 2021.
>>> Xem thêm: Tiềm năng mô hình trang trại sinh thái nghỉ dưỡng Lâm Đồng
Tiềm năng phát triển trang trại nông nghiệp sinh thái ở Lâm Đồng
Trong những năm gần đây tại Lâm Đồng, du lịch nông nghiệp hữu cơ (hoặc nông nghiệp công nghệ cao) đã phát triển rất mạnh mẽ với đa dạng các mô hình trang trại, nông trại có quy mô khác nhau. Các tài nguyên nông nghiệp của các nhà vườn như rau, hoa, củ, quả, trà, cà phê, chăn nuôi (trang trại bò sữa, dế, tơ tằm), thảo dược, các sản phẩm chế biến, đóng gói… và tài nguyên cảnh quan tự nhiên của địa phương cũng được các trang trại, nông trại chú trọng khai thác cho phát triển du lịch nông nghiệp.
Theo kết quả khảo sát của ngành du khách, có 43,5% du khách đến Đà Lạt đã ghé thăm nhà vườn. Như vậy có thể thấy, có một thị trường khách khá triển vọng đối với loại hình du lịch này. Với lợi thế về tài nguyên cảnh quan, khí hậu, đất đai, địa hình, sự phát triển du lịch nông nghiệp tại Lâm Đồng đã góp phần thu hút đầu tư vào phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và phát triển du lịch nói chung.
>>> Xem thêm: Tân Lâm Nguyên – trang trại sinh thái Lâm Đồng kiểu mẫu
Các trang trại, nông trại luôn chủ động áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản xuất như VietGap, Globalgap để nâng cao chất lượng sản xuất. Phương thức sản xuất và cảnh quan của nhà vườn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách như khí canh, thủy cảnh…
Tại Lâm Đồng, phát triển du lịch nông nghiệp không chỉ góp phần tạo ra lợi ích kinh tế (gia tăng lợi ích kinh tế như bán nông sản), mà còn tạo ra nhiều lợi ích về văn hóa – xã hội (tạo việc làm, tạo ra các công việc với kỹ năng mới, tạo sức sống mới cho nền kinh tế đặc biệt trong nhiều vùng nông thôn) và môi trường (bảo tồn hệ sinh thái cảnh quan nông nghiệp, bảo vệ môi trường).
Du lịch nông nghiệp xuất phát từ nhu cầu của du khách muốn tìm kiếm các nguồn thực phẩm sạch và có chuẩn mực đạo đức môi trường nên cũng góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp có trách nhiệm, sử dụng đất bền vững, bảo vệ môi trường tự nhiên, phát triển nông thôn, bảo vệ di sản văn hóa và cảnh quan.
Nông nghiệp sinh thái tạo hướng đi vững bền cho bất động sản tương lai
Cùng với thế mạnh về du lịch, Lâm Đồng – Đà Lạt còn có điều kiện sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là xứ sở của các loại nông sản tiêu biểu như: Trà, hoa, cà phê Arabica và du lịch canh nông đã tạo nên thương hiệu “Đà Lạt – Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” đang rộng dài sải cánh đến khắp mọi miền Tổ quốc, vượt ra khỏi ranh giới nội địa, khẳng định mình cùng bạn bè quốc tế.
Diện tích canh tác nông nghiệp trên toàn tỉnh đạt khoảng 300.000ha, riêng diện tích canh tác nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 61.160ha, chiếm 20,3% tổng diện tích đất canh tác và là tỉnh đứng đầu trong cả nước áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.
Trong đó, có hơn 2.500ha trang trại nông nghiệp sinh thái trồng rau, hoa, cây đặc sản ứng dụng công nghệ tưới phun tự động; 50ha trồng hoa, dâu tây áp dụng công nghệ cảm biến, tự động đồng bộ; 50ha rau thủy canh và 45ha canh tác trên giá thể; hơn 2.827ha chè ứng dụng đồng bộ hệ thống tưới, bón phân tự động; 20.800ha cà phê ứng dụng công nghệ cao được chứng nhận 4C, UTZ, Rainforest…
Ngoài ra, nhiều sản phẩm trong trang trại sinh thái nông nghiệp của tỉnh đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu như: Rau Đà Lạt, Hoa Đà Lạt, Trà B’lao, Cà phê Di Linh, Dứa Cayenne Đơn Dương, Lúa gạo Cát Tiên, Rượu cần Langbiang, Chuối LaBa, Nấm Đơn Dương, Cá nước lạnh Đà Lạt,… với việc ứng dụng công nghệ phân loại, bảo quản sản phẩm; Ứng dụng công nghệ IoT trong canh tác cây trồng.
Lâm Đồng có tiềm năng rất lớn phát triển về nông nghiệp nói chung, du lịch canh nông nói riêng và loại hình này đang là một trong những sản phẩm du lịch đặc thù phát triển của tỉnh Lâm Đồng mà không phải nơi nào cũng có.
Sản phẩm du lịch canh nông được phát triển tạo nên mối quan hệ giao hòa giữa con người với thiên nhiên, văn hóa và giữa các vùng đô thị và nông thôn thông qua việc tổ chức các tour du lịch đến ở, hoặc tham quan có mục đích thưởng ngoạn tại các gia trại, nông trại, trang trại… nhằm tìm hiểu các quá trình sống, canh tác, sản xuất các sản phẩm nông sản của người nông dân và hưởng thụ các sản vật địa phương tại tầng nông hộ gia đình hoặc trang trại.
>>> Xem thêm: Lâm Hà – Trung tâm du lịch hỗn hợp đầy tiềm năng
Hoạt động này tạo nên sự thích thú về du lịch khám phá cho du khách nhất là du khách ở khu vực đô thị, ở khu vực sản xuất phi nông nghiệp. Bên cạnh đó, du khách còn được thưởng ngoạn các danh lam thắng cảnh và tham gia vào bản sắc văn hóa của địa phương nên du lịch canh nông có thể nói là một hình thức du lịch mang tính cộng đồng bình đẳng và bền vững. Cùng với xu hướng phát triển chung của các loại hình du lịch, du lịch canh nông đang ngày càng chứng minh được sức hút đối với du khách cả trong nước và ngoài nước.
Nhận thấy du lịch canh nông là một trong những sản phẩm du lịch độc đáo có tính cạnh tranh cao cũng như đáp ứng được thị hiếu của du khách, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành nhiều chính sách, hỗ trợ và khuyến khích người dân địa phương phát triển mô hình du lịch canh nông như: Quyết định số 2644/QĐ-UBND ngày 10/12/2015 về việc phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng các mô hình du lịch nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; Quyết định số 2291/QĐ-UBND ngày 23/10/2017 về việc ban hành bộ tiêu chí công nhận mô hình “Điểm du lịch canh nông” và “Tuyến du lịch canh nông” trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; Quyết định số 933/QĐ-UBND ngày 13/4/2021 ban hành quy chế tạm thời về đầu tư và quản lý hoạt động kinh doanh du lịch canh nông trên địa bàn tỉnh,…
Đến nay, toàn tỉnh đã có 33 mô hình du lịch canh nông được công nhận để đưa vào phục vụ khách tham quan, trải nghiệm của khách, mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Mô hình Cà phê Green Box, Đạ Lạch Noah, Trang trại Rau và Hoa, Trà Long Đỉnh, Fresh Garden Đà Lạt, Trà và Rượu Vang Vĩnh Tiến,… tại một số mô hình du lịch canh nông, du khách có thể được tìm hiểu quy trình theo dõi và chăm sóc tự động cây trồng; biết được độ ẩm và cường độ ánh sáng trong khu nhà kính thế nào và cần điều chỉnh ở mức tối ưu là thế nào, được xem trình diễn hệ thống tưới phun mưa/nhỏ giọt, hệ thống điều tiết ánh sáng hoạt động… tất cả đều thông qua điều khiển bằng điện thoại, máy tính.
Thêm vào đó, việc áp dụng chuyển đổi số là thực sự cần thiết để tạo nên một chuỗi du lịch giá trị bền vững với nhiều lựa chọn khác nhau cho du khách; áp dụng chuyển đổi số để cung cấp thông tin, định vị các địa điểm nhằm tạo hệ thống mạng lưới liên kết giữa các địa điểm du lịch trên địa bàn tỉnh với nhau, qua đó du khách có thể dễ dàng tìm hiểu để có sự lựa chọn thích hợp nhất cho chuyến đi tham quan, học hỏi và nghỉ dưỡng của mình.
Phát triển trang trại nông nghiệp sinh thái gắn liền với du lịch bền vững và bảo vệ môi trường
Tăng nguồn thu từ du lịch nhờ đặc sản nông nghiệp mà chỉ có ở Lâm Đồng. Theo như thống kê trong nhiều năm qua tỉnh Lâm Đồng là địa phương cung cấp các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao cho cả nước, nhất là TP HCM. Lợi thế này của Lâm Đồng là rất rõ ràng, do có lợi thế về khí hậu cao và thổ nhưỡng đất tốt, đổ ẩm cân bằng, đặc biệt màu mỡ.
Đối với ngành du lịch, Lâm Đồng đang phát triển loại hình du lịch canh nông, là sản phẩm du lịch mới, tăng được thời gian lưu trú của du khách. Thông qua du lịch canh nông, các cơ quan quản lý nhà nước và các công ty lữ hành nắm được nhu cầu của du khách để hoàn thiện tạo sản phẩm độc đáo phục vụ du khách ngày mà không phải tốn nhiều chi phí.
Thống kê loại hình du lịch canh nông giúp riêng phường 5 của TP Đà Lạt đón trên 1,0 triệu lượt khách mỗi năm, lớn nhất trong số các điểm du lịch canh nông ở Việt Nam và tương đương với một số điểm du lịch nông nghiệp trên thế giới.
Tuy nhiên, cùng với việc phát triển các loại hình du lịch phù hợp với nhu cầu của du khách, những tác động của con người vào môi trường nhằm bảo tồn cảnh quan thiên nhiên; việc khoanh vùng đầu tư, tu bổ phục vụ hoạt động du lịch ngày càng chú trọng hơn đến những yếu tố tự nhiên; diện tích tự nhiên tại các khu du lịch, đặc biệt là khu bảo tồn thiên nhiên; giữ gìn môi trường sống; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đặc biệt, nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ và tăng cường chất lượng môi trường: Du lịch phát triển kéo theo sự gia tăng lượng khách trong nước và quốc tế.
>>> Xem thêm: Bất động sản sinh thái sức khỏe – Định hình cho tương lai của bất động sản nông nghiệp
Thông qua trao đổi và giao tiếp với du khách, cộng đồng, địa phương sẽ hiểu biết và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, cảnh quan sinh thái cho hoạt động du lịch. Đồng thời, các tiêu chí về môi trường sẽ thúc đẩy cộng đồng có những sáng kiến làm sạch môi trường, kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác tốt hơn.
Có thể nói Lâm Đồng được thiên nhiên quá ưu ái với độ cao vừa phải, khí hậu mát mẻ, độ ẩm tốt và thổ nhưỡng. Ngoài ra còn có sông hồ, kèm những thiết kế cổ kính độc đáo rất hợp để du lịch, nghỉ dưỡng lại phù hợp với nông nghiệp. Nên kết hợp hài hòa xen kẽ giữa du lịch và nông nghiệp vào nhau để tạo thành điểm đến lý tưởng thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước, vừa tạo được nền kinh tế lại có thực phẩm sạch tiêu dùng.
Trên là bài viết về những tiềm năng, lợi thế và điều kiện để phát triển mô hình trang trại nông nghiệp sinh thái tại Lâm Đồng. Với những cơ hội phát triển trên, các nhà đầu tư sẽ và đang phát triển nhiều hơn nữa các dự án tại đây. Đồng thời có các mô hình bổ trơ như: du lịch, nghỉ dưỡng, trải nghiệm sống sinh thái…sẽ góp phần phát triển ngành bất động sản sinh thái sức khoẻ có nhiều điểm chuyển biến tích cực trong tương lai.
Nếu bạn muốn biết thêm bất kỳ thông tin mới về trang trại sinh thái nông nghiệp, hoặc các dự án về mô hình trên. Hãy liên hệ đến TCREAL – nhà phát triển dự án bất động sản để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.
TCREAL – Giá Trị Thực Cho Cuộc Sống
Website: www.tcreal.com.vn
Hotline: 0899 699 399
Kết nối với chúng tôi để cập nhật thêm thông tin mô hình BĐS Sinh Thái Sức Khỏe!