Theo thông tin từ Ban Quản lý Dự án giao thông tỉnh Lâm Đồng năm 2022: “Ban Quản lý Dự án giao thông tỉnh được UBND tỉnh giao quản lý 11 dự án, trong đó có 7 dự án đã được bố trí vốn với tổng kế hoạch vốn được giao là 296,7 tỷ đồng. Ngoài 2 Dự án Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc và Bảo Lộc – Liên Khương thì hàng loạt công trình giao thông quan trọng khác đang và sắp triển khai, hứa hẹn sẽ khơi thông các nút thắt về giao thông, tạo sự liên kết và sức bật cho phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh”. Đây được xem là một tin khá khả quan để cho thấy những điều kiện phát triển bất động sản tại Lâm Đồng tại nơi đây. 

Tình hình các dự án giao thông tại Lâm Đồng

Để thúc đẩy kinh tế phát triển, 2 năm qua, tỉnh đã đặc biệt chú trọng và tập trung nguồn lực cho đầu tư giao thông với mục tiêu là khơi thông các tuyến giao thông huyết mạch nhằm thúc đẩy, tạo sức bật cho kinh tế – xã hội phát triển, nâng cao chất lượng đời sống người dân. 

Với tinh thần chủ động, quyết tâm, các dự án giao thông trọng điểm đang được lãnh đạo tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy nhanh các thủ tục đầu tư và bố trí vốn. 

Dự án xây dựng đường tỉnh ĐT.729 và ĐT.722

Điển hình như Dự án Xây dựng tuyến đường ĐT.729 kết nối tỉnh Lâm Đồng với tỉnh Bình Thuận và tuyến đường ĐT.722 kết nối tỉnh Lâm Đồng với tỉnh Đắk Lắk. Dự án này có tổng mức đầu tư 600 tỷ đồng. Vốn bố trí năm 2022 là 245 tỷ đồng, Ban Quản lý Dự án giao thông tỉnh cho biết, hiện đã giải ngân hơn 170,7 tỷ đồng, đạt 69,7%. 

Dự án đã cơ bản thực hiện xong công tác rà phá bom mìn, vật nổ và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; gói thầu xây lắp đã khởi công từ ngày 1/10/2022, dự kiến hoàn thành vào ngày 31/12/2024, nhà thầu đang thực hiện công tác lán trại, huy động máy móc và nhân sự để thi công theo hợp đồng đã ký.

Dự án nâng cấp mở rộng đèo Prenn

Dự án Nâng cấp, mở rộng đèo Prenn – cửa ngõ ra vào TP Đà Lạt cũng là một dự án được kỳ vọng và rất nhiều người dân mong đợi. Dự án có tổng mức đầu tư trên 552,5 tỷ đồng. 

UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt dự án đầu tư và một phần kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Hiện nay, nhà thầu tư vấn đang triển khai bước lập thiết kế bản vẽ thi công, dự kiến sẽ trình phê duyệt vào đầu tháng 11/2022 để tổ chức lựa chọn nhà thầu xây lắp và khởi công dự án vào đầu năm 2023, ngay sau Tết Nguyên đán. 

Để triển khai dự án này, UBND tỉnh đã ban hành quyết định điều chỉnh cục bộ diện tích đất lâm nghiệp ra ngoài quy hoạch 3 loại rừng để hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục thực hiện dự án. Ban Quản lý Dự án giao thông tỉnh đang phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên môi trường và Phát triển quỹ đất tỉnh biên tập bản đồ giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất để đủ điều kiện chặt hạ cây theo quy định, đảm bảo hoàn tất thủ tục di dời và chặt hạ cây vào tháng 12/2022.

>>> Xem thêm: Thị trường mua bán đất nền Lâm Đồng hiện nay

Dự án nâng cấp đường tại huyện Đam Rông

Dự án Nâng cấp, mở rộng tuyến đường nối xã Đạ K’nàng, huyện Đam Rông với xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà cũng là một dự án quan trọng có tổng mức đầu tư gần 60 tỷ đồng. Hiện, phần cầu đã cơ bản hoàn thành, nhà thầu đang thi công các hạng mục nền đường, cấp phối đá dăm và hệ thống thoát nước; đồng thời đang đẩy nhanh tiến độ thi công, phấn đấu hoàn thành công trình trong năm 2022. Dự án Xây dựng cầu Mỏ Vẹt, huyện Đạ Tẻh cũng đã khởi công vào ngày 9/8/2022 với tổng mức đầu tư 60 tỷ đồng. Ngoài ra, tỉnh còn dự kiến bố trí khoảng 300 tỷ đồng đầu tư xây dựng 5 cầu yếu. Hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi đã được Sở Giao thông Vận tải thẩm định và trình UBND tỉnh, dự kiến sẽ khởi công dự án vào đầu năm 2023.

Dự án xây dựng đường Cam Ly – Phước Thành

Dự án Xây dựng đường Cam Ly – Phước Thành cũng là một dự án trọng điểm với tổng mức đầu tư dự kiến 400 tỷ đồng. Sở Giao thông Vận tải đã hoàn thành công tác thẩm định hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi và đã trình UBND tỉnh phê duyệt. Ban Quản lý Dự án giao thông tỉnh đang tiến hành triển khai các công việc tiếp theo để khởi công dự án vào đầu năm 2023. Tuyến đường tránh TP Đà Lạt từ chân đèo Prenn đến xã Xuân Thọ cũng đã và đang được quan tâm thúc đẩy sớm thực hiện. Dự án này có tổng mức đầu tư dự kiến 400 tỷ đồng. Ban Quản lý Dự án giao thông đã hoàn thiện các phương án tuyến và hiện đang chuẩn bị các thủ tục để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, lập hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng rừng ngay sau khi UBND tỉnh thống nhất phương án đầu tư… 

Dự án nâng cấp đường ĐT.724

Dự án Nâng cấp đường ĐT.724 đoạn từ Km 64+509 – Km 71+170, huyện Đam Rông dự kiến vốn 70 tỷ đồng. Hiện nay, Ban Quản lý Dự án giao thông tỉnh đang triển khai các thủ tục để triển khai bước khảo sát, lập thiết kế bản vẽ thi công và dự toán; dự kiến khởi công vào đầu năm 2023. Trên địa bàn huyện Đơn Dương, tuyến đường nối đô thị Thạnh Mỹ – Liên Nghĩa cũng đang được lập chủ trương đầu tư để trình HĐND tỉnh xem xét, phê duyệt.

>>> Xem thêm: Tiềm năng đầu tư đất nền Lâm Đồng sau năm 2022

Tiện ích cơ sở hạ tầng giao thông giúp phát triển bất động sản Lâm Đồng

Có thể nói: Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự tăng giá bất động sản và là đòn bẩy để giúp bất động sản tăng giá. Thực tế cho thấy, những con đường hay những cây cầu cứ mở đến đâu thì giá nhà đất xung quanh đều tăng đến đó. Giá đất tăng theo sự phát triển của cơ sở hạ tầng cũng là điều dễ hiểu bởi một con đường mới hình thành sẽ giúp hoạt động giao thương tại khu vực đó trở nên thuận tiện hơn, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (Horea), cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông thuận lợi đã giúp giá trị BĐS gia tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba giá trị so với thời điểm những tuyến đường chưa kết nối.

Một cuộc khảo sát thực tế của CBRE Việt Nam cũng cho thấy, mối quan tâm lớn của các nhà đầu tư khi rót vốn tại những khu vực trung tâm là khả năng lưu thông. Lý do là bởi, với phần lớn khách hàng tiêu chí ưu tiên khi mua nhà ở chính là những BĐS có vị trí thuận tiện, dễ dàng di chuyển và khả năng kết nối tới khu vực lân cận. Những BĐS nằm ở khu vực trung tâm được hưởng lợi từ các công trình giao thông lớn sẽ mang đến cuộc sống chất lượng, tiện nghi hơn.

Quay lại với sự tiện ích cơ sở hạ tầng giao thông tại Lâm Đồng, ta thấy: rất nhiều dự án giao thông trọng điểm có ý nghĩa quan trọng đã và sẽ sớm được triển khai, diện mạo về giao thông của tỉnh chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi rất lớn trong vài năm tới. Khi đó, các tuyến đường tỉnh, liên tỉnh, các tuyến đường vành đai cùng với 2 Dự án Cao tốc quan trọng là Tân Phú – Bảo Lộc và Bảo Lộc – Liên Khương dự kiến cũng sớm khởi công sẽ đảm bảo tính kết nối với các tỉnh, với các vùng kinh tế trọng điểm, tạo ra động lực lớn để kinh tế – xã hội của tỉnh phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh.

>>> Xem thêm: Yếu tố vàng khi mua bán đất Lâm Hà, Lâm Đồng

Mô hình bất động sản nông nghiệp đang phát triển mạnh mẽ các vùng tỉnh Lâm Đồng

Nhằm để phát tạo nền tảng cho các nhà đầu tư bất động sản có thể đầu tư tại Lâm Đồng với mô hình mới trong bất động sản; mô hình nông nghiệp, cây trồng công nghệ cao được thuận lợi hơn. Thì địa phương và sự triển vọng mô hình đã có những bước tiến mới rõ rệt. 

Theo UBND huyện Đam Rông, hiện toàn huyện có 777,5 ha đất sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 25 ha đất sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ (10 ha mắc ca và 15 ha sầu riêng); 4 mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh); 18 ha nhà kính trồng rau, hoa (tăng 1 ha so với năm 2021). Trong 9 tháng đầu năm, huyện Đam Rông đã hình thành thêm 2 chuỗi liên kết sản xuất và chế biến cà phê và dứa, nâng tổng số chuỗi liên kết trên địa bàn lên 11; hoàn thành 2 hồ sơ để công nhận sản phẩm OCOP gồm mắc ca sấy Trường Giang, xã Đạ K’nàng và trà dây Cao Nguyên của Công ty Cổ phần Dó Bầu Hương Quảng Nam, xã Liêng Srônh. Hiện nay, trên địa bàn huyện đã có 10 ha chuối Laba được cấp mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói. 

>>> Xem thêm: Một số dự án đất nền Lâm Đồng nổi bật hiện nay

Theo đó, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bảo Lâm tiếp tục vận động nông dân đẩy mạnh chuyển đổi các loại cây trồng giống mới theo hướng nâng cao sản lượng, chất lượng và giá trị kinh tế.

Vào 9 tháng đầu năm nay, toàn huyện Bảo Lâm đã ghép cải tạo 667 ha cây trồng các loại, đạt 81,31% kế hoạch và bằng 76% so với cùng kỳ; đã tái canh được 756 ha cây trồng, đạt 100,8% kế hoạch và bằng 56% so với cùng kỳ.

Đến nay, tổng diện tích cây trồng giống mới của huyện Bảo Lâm đã chuyển đổi là 32.211 ha; trong đó, 31.947 ha cà phê, chiếm 98,18% tổng diện tích cà phê toàn huyện; chuyển đổi giống chè hạt sang chè chất lượng cao đạt 78 ha, bằng 97,5% kế hoạch; chuyển đổi giống mắc ca được 152 ha, đạt 96,2% kế hoạch, bằng 190% so với cùng kỳ; chuyển đổi giống dâu tằm mới được 34 ha, đạt 82% kế hoạch năm và bằng 100% so với cùng kỳ năm 2021.Nhờ chuyển đổi mạnh diện tích cây trồng có giá trị cao, mức thu nhập bình quân trên một đơn vị diện tích ở Bảo Lâm hiện nay đạt 142 triệu đồng/ha.

>>> Xem thêm: Lâm Đồng đẩy mạnh mô hình nông nghiệp công nghệ cao

Trên là bài viết cho thấy sự phát triển các dự án giao thông tại Lâm Đồng nhằm để giúp cho ngành bất động sản tại Lâm Đồng được phát triển nói riêng và các tiện ích, xã hội kinh tế và giao thông được lưu thông thuận lợi tại địa bàn tỉnh cùng các liên tỉnh khác nói chung. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc – các nhà đầu tư tháo gỡ được những thắc mắc về những tiện ích giao thông, cơ sở hạ tầng khi đầu tư hoặc có mong muốn xây dựng và phát triển tại Lâm Đồng. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *