TS. Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Biên tập Tạp chí Nhà đầu tư cho biết: Đại dịch COVID-19 tác động mạnh đến lối sống, nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng, kéo theo sự thay đổi xu hướng bất động sản (BĐS) và du lịch. Trong đó dòng sản phẩm BĐS chăm sóc sức khỏe đang được chú ý nhiều hơn, dòng vốn đầu tư có xu hướng chảy mạnh về các dự án du lịch chăm sóc sức khỏe – nghỉ dưỡng.
Đầu tư mô hình bất động sản sức khỏe có khả năng tăng giá mạnh, đột biến
Trong vòng 4 năm qua, đất nền tăng trưởng trung bình 20% / năm và dự kiến sẽ còn duy trì trạng thái này trong ít nhất 3 năm tới. Thực tế đã cho thấy, so với các loại hình đầu tư bất động sản khác như căn hộ chung cư, officetel, shophouse, condotel,.. đầu tư đất nền đạt lợi nhuận cao hơn hẳn. Trong thời điểm có thông tin về một dự án quy hoạch mới, một công trình giao thông mới, đất nền trong khu vực sẽ đồng loạt tăng giá mạnh. Càng gần các tuyến đường lớn, có mặt tiền rộng… đất nền càng phát triển đột biến.
Thị trường bất động sản trải qua rất nhiều cơn sốt đầu tư đất nền trong những năm qua trong khi các loại hình nhà đất khác vẫn chưa tạo được những biến động mạnh như đất nền. Nhiều trường hợp đầu tư đất nền có lời đậm chỉ sau 6 tháng – 1 năm. Tuy nhiên, chung cư, căn hộ văn phòng, nhà phố, biệt thự phải chờ hàng năm để nhận thấy sự khác biệt lớn trong giá cả. Do đó, để có thể thu lợi nhuận hấp dẫn trong thời gian ngắn, đầu tư mô hình bất động sản sức khỏe là sự lựa chọn sáng suốt. Hơn nữa đây là mô hình mới, hiện chưa được phát triển rầm rộ và không tốn quá nhiều chi phí để đầu tư như các mô hình khác.
>>> Xem thêm: Bất động sản sinh thái sức khỏe – Định hình cho tương lai của bất động sản nông nghiệp
Tính thanh khoản cao trong mô hình bất động sản sức khoẻ
Đất nền theo mô hình bất động sản sức khỏe có thể để tích lũy, để đầu tư dài – ngắn – trung hạn, lướt sóng, xây nhà ở, văn phòng, mặt bằng kinh doanh… Chính vì khả năng đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng đất nền có tính thanh khoản cao hơn những loại hình bất động sản, chỉ phục vụ được một vài chức năng do phụ thuộc vào công trình đã xây dựng trên đó.
Đối với đầu tư đất nền theo mô hình bất động sản sức khỏe, tính thanh khoản được tác động trực tiếp bởi trình độ phát triển kinh tế. Cụ thể, những nơi được đầu tư xây dựng nhiều khu công nghiệp sẽ có tính thanh khoản cao hơn vì thu hút được nguồn vốn lớn, đặc biệt là sự đầu tư của những tập đoàn nước ngoài.
Do đó, nhu cầu về chỗ ở hạng sang (cho các ông chủ ngoài nước), bình dân (cho công nhân) tại các khu công nghiệp sẽ tăng cao. Đất nền nhờ đó sẽ được tìm mua để xây dựng nhà ở đáp ứng các đối tượng này.
Hiện nay, không chỉ đất nền TP.HCM có tính thanh khoản cao mà một số vùng vệ tinh như Long An (bao gồm các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc), Đồng Nai (bao gồm các huyện Nhơn Trạch, Long Thành), Bình Dương cũng vậy.
>>> Xem thêm: Bất động sản sinh thái sức khỏe: Xu hướng mới của bất động sản nông nghiệp
Đầu tư đất nền có chi phí mềm hơn các loại bất động sản liền thổ khác
So với các loại hình bất động sản liền thổ khác (như nhà phố, villa, biệt thự), đầu tư tốn chi phí ban đầu ít hơn vì không đi kèm công trình nhà ở trên đất. Đối với những nhà đầu tư bất động sản sở hữu nguồn vốn tầm trung, đấy là kênh địa ốc phù hợp vì không phải chôn vốn quá nhiều.
Không những thế, nhà phố, villa, biệt thự có thể hợp với người này mà không hợp với người khác vì thiết kế, kết cấu, kiến trúc. Đất nền theo mô hình bất động sản sức khỏe lại dễ chiều lòng người hơn vì chủ nhân sẽ tự tay xây dựng cho mình công trình phù hợp nhu cầu. Ngoài ra còn có thể trồng vườn rau sạch phục vụ sinh hoạt hằng ngày của gia đình, hoặc vườn trái cây theo ý thích, thậm chí là vườn thuốc nam…
>>> Xem thêm: Dự án Nhà Vườn Sinh Thái – Bất động sản sinh thái và nghỉ dưỡng
Nguồn cung đất nền ngày càng hạn chế
Dân số ngày càng nhiều trong khi quỹ đất lại có giới hạn khiến nguồn cung đất nền ngày càng hạn chế, nhất là các đô thị lớn. Giới lao động có thu nhập trung bình – thấp hiện nay rất khó để có riêng mảnh đất cho bản thân mình mà thường phải sống trong chung cư, nhà thuê.
Xét riêng Thành phố Hồ Chí Minh, đồ án quy hoạch chung xây dựng thành phố từng dự báo đến năm 2025 thành phố sẽ đạt 10 triệu người nhưng đến 2017 dân cư đã chạm ngưỡng 13 triệu người. Điều đó cho thấy tốc độ phát triển dân số tại TP.HCM quá nhanh và tạo hệ luỵ sức ép về diện tích cho nơi ở và giao thông ngày càng nặng nề.
Chính vì thế, thị trường đầu tư đất nền dần dịch chuyển về các vùng ven, vùng vệ tinh TP.HCM. Trong đó, bất động sản Long An tuy phát triển sau Đồng Nai, Bình Dương nhưng lại có tốc độ phát triển đáng kinh ngạc. Đặc biệt là khu vực Bảo Lộc – Lâm Đồng vì có khí hậu mát mẻ, ôn hòa quanh năm.
Gần đây dù dịch bệnh vừa đi qua, kinh tế đang dần hồi phục nhưng ở những khu vực quanh Thành phố Hồ Chí Minh nhất là cơn sốt đất nền đã diễn ra vào nửa đầu năm 2018 và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Dự đoán sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo.
>>> Xem thêm: Xu hướng Bất động sản sức khỏe và hệ giá trị mang lại
Đầu tư mô hình bất động sản sức khỏe vì tâm lý “mảnh đất cắm dùi”
Tâm lý chung của người phương Đông, người Việt Nam chúng ta là phấn đấu cả đời để có được mảnh đất cắm dùi, đất đai là tài sản giá trị nhất của một con người, một gia đình. Tư tưởng này vẫn còn hiện diện trong rất nhiều người Việt hiện tại. Đây là điều dễ hiểu, vì đất nền nhìn chung vẫn tăng trưởng rất tốt, nổi trội so với những loại hình bất động sản khác.
Xây nhà trên đất nền của chính mình có thể dễ dàng trùng tu, cải tạo xây mới miễn là thoả mãn các điều kiện về xây dựng công trình đô thị. Còn ở chung cư, việc sửa chữa hầu như phụ thuộc vào chủ đầu tư, các vấn đề khi nhà ở xuống cấp cũng không đơn giản như ở nhà riêng.
Theo số liệu của tổ chức Global Wellness Institute (GWI), lĩnh vực du lịch chăm sóc sức khỏe toàn cầu đạt 617 tỷ USD năm 2017 và 720 tỷ USD năm 2019, dự kiến tăng lên 816,5 tỷ USD năm 2022 và lên đến 1.127,6 tỷ USD vào năm 2025, mức tăng trưởng trung bình có thể lên đến 20,9%/năm.
>>> Xem thêm: Đầu tư mô hình bất động sản sức khoẻ để dưỡng già có ổn không?
Tại Việt Nam, thị trường BĐS – du lịch chăm sóc sức khỏe có nhiều lợi thế; bờ biển dài, nhiều thắng cảnh và di tích văn hóa, lịch sử, cùng với nền y học cổ truyền đặc sắc, nhiều hệ thống suối khoáng nóng… thích hợp với nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe của khách du lịch.=
Theo các chuyên gia, bất động sản du lịch chăm sóc sức khỏe là khái niệm mới tại Việt Nam, chưa được định hướng rõ ràng, các tiêu chí – tiêu chuẩn chưa cụ thể, chưa có định hướng chính sách phát triển tổng thể từ quy hoạch đất đai, cơ chế ưu đãi hỗ trợ đầu tư, hệ thống tiêu chí tiêu chuẩn xác nhận…, cho đến cơ chế liên kết – phối hợp giữa ngành du lịch và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe – y tế – thể thao…; nút thắt về nguồn vốn cho đầu tư phát triển bất động sản, du lịch chăm sóc sức khỏe; chất lượng đội ngũ nhân lực trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe còn hạn chế về nhận thức, kỹ năng nghề nghiệp, thái độ phục vụ…
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho rằng: Nguồn vốn này ở Việt Nam đến chủ yếu từ tín dụng ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp; ngoài ra còn có các kênh cổ phiếu, FDI, quỹ đầu tư, M&A, vốn tự có của doanh nghiệp… thị trường bất động sản (BĐS) nước ta đang hình thành xu hướng đầu tư vào bất động sản chăm sóc sức khỏe.
Hiện nay, vốn cho bất động sản nói chung và bất động sản chăm sóc sức khỏe nói riêng, không nên dựa vào vốn ngân hàng nhiều. Mỗi năm lĩnh vực bất động sản cần 700.000-1.000.000 tỷ đồng, trong đó vốn ngân hàng chiếm 24%, với 2/3 chủ yếu là cho vay để sửa nhà, còn 1/3 là cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản.
>>> Xem thêm: Năm 2022 – Du lịch Sinh Thái Sức Khoẻ tiếp tục lên ngôi
Để phát triển lĩnh vực này, TS. Cấn Văn Lực kiến nghị: Các cấp, ngành hữu quan cần sớm hoàn thiện quy hoạch đất đai bất động sản nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe…; sớm xem xét, chỉ đạo xây dựng hướng dẫn, khung pháp lý quản lý và phát triển các mô hình quỹ đầu tư BĐS, đầu tư trên nền tảng số, gọi vốn cộng đồng.
Trên là top 5 lý do nên đầu tư vào mô hình bất động sản sinh thái sức khoẻ. Trong đó, Doanh nghiệp bất động sản cần nâng cao tính công khai, minh bạch trong huy động và sử dụng vốn; tăng cường tái cơ cấu, đa dạng hóa và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn, chú trọng quản lý rủi ro tài chính, dòng tiền, lãi suất và tỷ giá; cần tập trung xây dựng các dự án BĐS chăm sóc sức khỏe với sản phẩm độc đáo, phù hợp, với phương án huy động vốn, sử dụng vốn khả thi, hiệu quả với chất lượng dịch vụ tốt, được quản lý bởi thương hiệu có danh tiếng.