Mô hình bất động sản trang trại sinh thái đang được nhiều nhà đầu tư yêu thích nông nghiệp, sinh thái quan tâm trong thời gian gần đây. Cho nên, Tân Lâm Nguyên – trang trại sinh thái Lâm Đồng kiểu mẫu được TCREAL – nhà phát triển dự án bất động sản sang đầu tư và cho triển khai chính là bước ngoặt mới, thu hút nhiều nhà đầu tư quan tâm đến mô hình hình này.

Bài viết ngày hôm nay sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về mô hình trang trại sinh thái, những tiềm năng đầu tư và những điểm nổi bật tại dự án Tân Lâm Nguyên đã thu hút các nhà đầu tư bất động sản ra sao.

Mô hình trang trại sinh thái Lâm Đồng kiểu mẫu 

Lâm Đồng là tỉnh có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên đất đai, nguồn nước, nhân lực và điều kiện sinh thái cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đặc biệt là những loại nông sản đặc sản có ưu thế như rau, hoa cao cấp, có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để Lâm Đồng phát triển mô hình trang trại sinh thái, nhà vườn, du lịch nghỉ dưỡng, góp phần mang lại nguồn lợi kinh tế, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư.

Phát triển dự án Tân Lâm Nguyên

Tình hình xây dựng nông trại tại Lâm đồng

Hiện nay, diện tích sản xuất rau, hoa công nghệ cao của Lâm Đồng đứng đầu cả nước, với 23.300 ha đất sản xuất rau, hoa và cây đặc sản ứng dụng công nghệ cao, trong đó, cây rau 19.500 ha, cây hoa 3.800 ha. Trước đây, Các nông sản, giống cây trồng đặc trưng của tỉnh Lâm Đồng bao gồm rau, hoa, cà phê Arabica, cây sầu riêng, mít, mô hình du lịch canh nông, nhà vườn, trang trại sinh thái được đánh giá, xác định là những sản phẩm độc đáo, có tiềm năng thương mại.

Cho nên, đây chính là điều kiện để Lâm Đồng phát triển mạnh mẽ mô hình trang trại sinh thái, nó không chỉ phục vụ sản xuất để cung cấp nhu cầu sản phẩm rau, hoa tiêu dùng, cây trồng cây giống, mà còn là mô hình kiểu mẫu để phát triển nông nghiệp, ứng dụng công nghệ và trở thành tiềm năng lớn để phát triển nông nghiệp hàng hóa. 

Thời gian qua, Việt Nam đã phối hợp với Nhật Bản xây dựng kế hoạch phát triển nông nghiệp trung và dài hạn, chọn tỉnh Lâm Đồng làm mô hình kiểu mẫu. Theo đó, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã hỗ trợ tỉnh Lâm Đồng thực hiện Dự án xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp theo hướng tiếp cận đa ngành và cải thiện môi trường đầu tư. Dự án đã tiến hành khảo sát, xây dựng chiến lược thương hiệu, quảng bá nông sản và du lịch nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng; cải thiện mức độ nhận thức và nhận diện thương hiệu còn hạn chế của nông sản, du lịch nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng trên thị trường nội địa, nước ngoài. 

trang trại sinh thái nông nghiệp
 

>>> Xem thêm: Mô hình trang trại sinh thái Lâm Nguyên nhiều tiềm năng sinh lời

Mô hình trang trang trại sinh thái phát triển mạnh mẽ tại Lâm Đồng

Lâm Đồng là một thị trường du lịch mới nhưng lại có những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của địa phương những năm gần đây. Từ đó, khu vực này đang là một địa phương có thế mạnh và tiềm năng phát triển nông nghiệp quy mô trang trại gắn với du lịch nông nghiệp (hay du lịch canh nông).

Trong những năm gần đây, bên cạnh du lịch nông nghiệp truyền thống thì du lịch nông nghiệp công nghệ cao, du lịch trải nghiệm nông nghiệp đã và đang phát triển mạnh mẽ với đa dạng các mô hình trang trại, nông trại có quy mô khác nhau, với các tài nguyên nông nghiệp như rau, hoa, củ, quả, trà, cà phê, chăn nuôi (trang trại bò sữa, dế, tơ tằm), thảo dược, các sản phẩm chế biến, đóng gói… 

Mô hình trang trang trại sinh thái

Với lợi thế về tài nguyên cảnh quan, khí hậu, đất đai, địa hình, sự phát triển du lịch nông nghiệp tại Lâm Đồng đã góp phần thu hút đầu tư vào phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và phát triển du lịch nói chung. 

Năm 2008, số lượng các trang trại, nông trại tại Lâm Đồng là 479 thì đến nay con số này đã tăng lên 942 trang trại với quy mô sản xuất 4.480 ha. Để phát triển du lịch canh nông phát huy hiệu quả, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU về phát triển du lịch chất lượng cao giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng được Trung ương cho cơ chế đặc thù, tạo bước đột phá nhằm thu hút đầu tư vào du lịch hiệu quả; phát triển những sản phẩm du lịch mới lạ, gắn kết giữa các ngành như nông nghiệp, công nghiệp để hình thành nhiều sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương, trong đó có du lịch canh nông.

Quyết định số 2644/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng các mô hình du lịch canh nông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và Quyết định số 2291/QĐ-UBND về Ban hành bộ tiêu chí công nhận mô hình “Tuyến du lịch canh nông” và “điểm du lịch canh nông” trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng: Bước đầu xây dựng 25 điểm du lịch canh nông; theo đó sẽ có hai khu vực nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn thành phố Đà Lạt được chọn để đưa vào thực hiện thí điểm mô hình du lịch nông nghiệp là khu phố Hồ Xuân Hương và khu Trại Mát. 

Khu phố Hồ Xuân Hương (phường 9) là khu dân cư có truyền thống làm nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao. Khu vực Trại Mát (phường 11) là một vùng trồng rau, hoa, củ quả chủ yếu của Đà Lạt. Do có định hướng dài hạn, xác định các tiêu chí phù hợp và các chính sách có tính khả thi cao, nên du lịch canh nông đã mang lại giá trị tổng hợp cho ngành nông nghiệp và góp phần tạo đột phá cho ngành du lịch Lâm Đồng.

Hiện nay, có thể nói vai trò của các chủ thể Trang trại, Hợp tác xã nông nghiệp gắn với hoạt động du lịch nông nghiệp đã và đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thu hút khách du lịch và giúp các cơ quan quản lý nhà nước, các Công ty lữ hành nắm được nhu cầu của du khách để tạo sản phẩm du lịch mới phục vụ du khách với chi phí thấp. Thông qua du lịch canh nông giúp một bộ phận du khách có điều kiện ôn lại truyền thống ở những gia đình xuất thân từ nông dân nhưng hiện tại đang sinh sống và làm việc ở các đô thị lớn, này có dịp quay trở lại trải nghiệm thực tế đồng ruộng, thông qua trải nghiệm sẽ có tính giáo dục thế hệ trẻ đối với với sản xuất nông nghiệp. Thông qua du lịch canh nông, chính du khách sẽ là động lực để các chủ trang trại, nông hộ và doanh nghiệp cung ứng dịch vụ liên tục cải tiến sản phẩm, đầu tư công nghệ mới và tác phong phục vụ du khách sẽ nâng cao, có tính chuyên nghiệp hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, các trang trại gắn với phát triển du lịch nông nghiệp vẫn còn một số hạn chế nhất định:

  • Sản xuất của các trang trại chưa thật sự bền vững, phần lớn chất lượng sản phẩm chưa được quản lý chặt chẽ
  • Chủ trang trại chủ yếu là nông dân, không được đào tạo chuyên môn về quản lý, chưa chú trọng quảng bá sản phẩm, thiếu thông tin về thị trường, lực lượng lao động tại các trang trại chưa được đào tạo nghề cơ bản cũng như tập huấn nghiệp vụ chuyên môn về du lịch
  • Cơ chế chính sách hỗ trợ các trang trại phát triển du lịch nông nghiệp còn thiếu, chưa được quan tâm đúng mức
  • Cơ sở hạ tầng xuống cấp, nhiều cơ sở chưa chú trọng xây dựng khu vệ sinh riêng biệt dành cho du khách; điều kiện vệ sinh môi trường trong các Farm, các trang trại còn chưa tốt; mức thu phí tại các điểm tham quan du lịch canh nông còn chưa có sự thống nhất và đồng bộ, có nơi thu, có nơi không thu… 

Mặt khác, ý thức của du khách khi tham quan xả rác, giẫm đạp rau, hoa, bẻ hoa…; nhiều Farm còn phát triển tự phát không theo định hướng của tỉnh làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên và phá vỡ quy hoạch, đa số các trang trại thiếu vốn và khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

>>> Xem thêm: Tiềm năng mô hình trang trại sinh thái nghỉ dưỡng Lâm Đồng

Cơ hội phát triển trang trại sinh thái Lâm Đồng

Mô hình kinh tế vườn, trang trại gắn với du lịch sinh thái phát triển xứng với tiềm năng. Vì thế, các địa phương tại tỉnh Lâm Đồng cần quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp lồng ghép với vùng du lịch để hình thành chuỗi sản phẩm; đồng thời chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, cải tạo cảnh quan, môi trường sạch đẹp để phát triển du lịch.

Trang trại sinh thái đồng hành phát triển nông thôn

Phát triển mô hình trang trại sinh thái nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; khai thác được tiềm năng, thế mạnh của địa phương; tạo cơ sở để nông dân và doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới; qua đó đã nâng cao thu nhập, huy động được sức dân, góp phần quan trọng đẩy nhanh quá trình thực hiện các mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới.

Mô hình trang trại sinh thái nông thôn

Câu chuyện thành công của trang trại sinh thái chàng trai dân tộc Mường

Sinh năm 1985, Quách Văn Toản, 37 tuổi, dân tộc Mường, Bí thư đoàn xã Ngọc Liên đã có kinh nghiệm 7 năm công tác đoàn thể và còn là một điển hình về phát triển kinh tế trang trại. Dù mới 37 tuổi nhưng hiện tại tài sản trong tay Toản đã có hàng tỷ đồng. Với diện tích đất đồi hơn 4ha, anh Toản đã mạnh dạn học hỏi, xây dựng mô hình trang trại tổng hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Năm 2017, Toản cùng 2 thanh niên trong xã đứng ra thầu 4ha đất trồng lúa kém hiệu quả của xã để quy hoạch xây dựng trang trại tổng hợp. Bước đầu, Toản cùng các thành viên huy động nguồn lực anh em, bạn bè và vay vốn đầu tư quy hoạch, san lấp mặt bằng, xây dựng tường rào quây toàn bộ diện tích trang trại, lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt. Với phương châm “Lấy ngắn nuôi dài” thời gian đầu, Toản cùng các thành viên trồng hơn 3ha cây ăn quả, gồm: dừa, mít, ổi, bưởi và gần 1ha dong riềng, 10 sào cây cỏ voi. Trong thời gian chờ các loại cây ăn quả cho ra trái, tận dụng đất Toản trồng hành chăm, ớt xuất khẩu, chăn nuôi thêm gà, bò, dê. 

Đến nay, mỗi năm trang trại cho thu hoạch từ 10 đến 12 tấn ổi, 7.000 quả bưởi da xanh, bưởi Tân Lạc, trên 100 cây dừa cho quả. Sau khi trừ chi phí thu lãi từ 300 đến 400 triệu đồng mỗi năm, tạo việc làm cho 7 lao động địa phương, với thu nhập từ 4 triệu đến 4,5 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, Toản cùng các thành viên còn thu mua củ dong giềng của bà con trong vùng để sản xuất miến dong truyền thống Hương Ngọc; đồng thời, đứng ra bảo tiêu các mặt hàng nông sản cho người dân trong xã, như ớt xuất khẩu, hành chăm, bột sắn dây, củ dong riềng, ổi.

Mô hình trang trại tổng hợp của anh Toản là một trang trại tiêu biểu của xã Ngọc Liên đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện tại, anh đang xây dựng trang trại kiểu mẫu và tham gia hội thi do hội làm vườn huyện, tỉnh phát động.

>>> Xem thêm: Thị trường Sầu Riêng Lâm Đồng tăng giá mạnh

Trang trại sinh thái Tân Lâm Nguyên – mở ra thị trường tiềm năng cho bất động sản

Với vai trò mới của trang trang trại Tân Lâm Nguyên, TCREAL đã mang đến một mô hình kiểu mẫu cho ngành bất động sản trang trại sinh thái, sức khoẻ và phát triển mạnh mẽ ngành nông nghiệp mạnh mẽ, bền vững hơn tại Lâm Đồng.

Nắm bắt được nhu cầu của du khách muốn được về với thiên nhiên, vừa tham quan, vừa trải nghiệm tăng cao. Và đồng thời khắc phục các Mô hình trang trại kết hợp du lịch sinh thái vẫn chỉ mới dừng lại ở mức tự phát, các hoạt động marketing, truyền thông vẫn chưa thật sự gây được tiếng vang. TCREAL – nhà phát triển dự án trang trại sinh thái Tân Lâm Nguyên đã xây dựng mô hình kiểu mẫu chuyên nghiệp, đúng với tinh thần mô hình và thu hút nhiều nhà đầu tư quan tâm đến.

Trang trại sinh thái tân lâm nguyên kiểu mẫu

Bất động sản trang trại sinh thái TÂN LÂM NGUYÊN: Trang trại gồm 6 ngọn núi, 1 suối phía trước và các hồ xung quanh núi. Được đầu tư hạ tầng đường giao thông nội bộ, điện nước đầy đủ, hàng rào và các nhà gác 24/24. Tại trang trại sinh thái TÂN LÂM NGUYÊN còn chuyên canh sầu riêng thái Dona và Musang King. Trong đó có 1ha đất bằng làm khu vườn sinh thái với các nhà sàn, nhà cây kết hợp canh tác tự nhiên các loại cây ăn quả, cây dược liệu, rau rừng và chăn nuôi. 

>>> Xem thêm: Giới thiệu tổng quan về dự án TÂN LÂM NGUYÊN

Trên là bài viết nói về tình trạng phát triển và mô hình trang trại sinh thái mà các nhà bất động sản cần biết đến khi muốn đầu tư vào mô hình mới này. Gắn với sự phát triển bền vững từ sự nuôi trồng hệ sinh thái, mô hình trang trại Tân Lâm Nguyên tin sẽ là điểm đến thú vị để quý quan khách tham khảo, chọn lựa để đầu tư vì những tiềm năng mà dự án mang đến. 

Nếu các nhà đầu tư tương lai muốn biết thêm rõ về mô hình bất động sản trang trại sinh thái nói chung, hay muốn có cơ hội trải nghiệm mô hình trang trại sinh thái Tân Lâm Nguyên nói riêng, đừng ngần ngại mà liên hệ đến TCREAL – nhà phát triển dự án để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết. 

TCREAL – Giá Trị Thực Cho Cuộc Sống

Website: www.tcreal.com.vn

Hotline: 0899 699 399

Kết nối với chúng tôi để cập nhật thêm thông tin mô hình BĐS Sinh Thái Sức Khỏe!

TCREAL - nhà phát triển dự án Bất động sản

2 thoughts on “Tân Lâm Nguyên – trang trại sinh thái Lâm Đồng kiểu mẫu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *