Vì sao nhiều người chuộng mua bán đất vườn view đồi Đà Lạt? Từ lâu, Đà Lạt luôn nằm trong top đầu về bất động sản nghỉ dưỡng, Nơi đây được mệnh danh là ” tiểu Paris” thu nhỏ giữa lòng Việt Nam với cảnh núi rừng đan xen hùng vĩ, khí hậu mát mẻ quanh năm. Và vài năm trở lại đây được hưởng thêm nhiều yếu tố tăng giá thu hút nhà đầu tư cá nhân từ các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM và các tỉnh thành khác đổ xô về.

Yếu tố tăng giá trị cho bất động sản Đà Lạt

Điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu có một không hai 

Đà Lạt nằm trên khu vực cao nguyên hùng vĩ, cách mặt nước biển khoảng 700 – 1.700. Hình dung đơn giản thì trung tâm Đà Lạt có dạng như lòng chảo, với địa hình gồm những dãy đồi đỉnh tròn có độ cao đồng đều, độ dốc thoải dần về hướng Hồ Xuân Hương. Bao quanh khu vực lòng chảo này là địa hình núi  với độ cao khoảng 1.700m tạo thành vành đai che chắn gió cho trung tâm Đà Lạt. Điểm cao nhất tại trung tâm thành phố là Bảo tàng Lâm đồng với 1.532m và thấp nhất ở thung lũng Nguyễn Tri Phương với 1.398m.

Do ảnh hưởng của địa hình rừng núi nên Đà Lạt sở hữu nhiệt độ khá lý tưởng 20 – 21 độ C, tiết trời lúc nào cũng mát mẻ kể cả những ngày nóng nhất. Nhờ những ưu ái của thiên nhiên mà Đà Lạt đã dần phát triển thành một trong những điểm đến nghỉ dưỡng bậc nhất cả nước. Tính đến năm 2019, Đà Lạt có hơn 2.300 cơ sở lưu trú, thu hút hơn 6,3 triệu khách du lịch trong đó khoảng 14% là khách quốc tế. Chỉ riêng kinh doanh dịch vụ đã đạt tổng doanh thu Đà Lạt từ 2015 – 2020 là 61.649 tỷ đồng. Chưa kể mỗi năm, vài địa điểm mới lại mở ra thu hút giới trẻ tới check-in nên du lịch Đà Lạt chưa bao giờ ngừng hot.

>>> Xem thêm: Cơ hội đầu tư mô hình nhà vườn sinh thái hiện nay

Điều kiện giao thông, lưu thông

Hiện tại việc di chuyển đến thành phố Đà Lạt vô cùng thuận tiện. Trung bình cứ khoảng 5 phút lại có một chuyến xe đi từ TPHCM lên Đà Lạt. Hoặc, nếu muốn nhanh hơn có thể chọn đường bay thẳng từ Hà Nội, Sài Gòn đến sân bay Liên Khương. 

Bên cạnh đó còn có Quốc lộ 27C, gọi “yêu” là cùng đường của biển và hoa, cũng được nâng cấp mở rộng để nối trực tiếp giữa Nha Trang và Đà Lạt. Nhờ vậy mà các phượt thủ ngày càng có xu hướng chọn lộ trình Nha Trang – Đà Lạt – TPHCM để có thể thỏa mãn khám phá cả rừng lẫn biển. Với lượng khách du lịch đông đúc kéo về Đà Lạt đã khiến “thành phố không đèn đỏ” này gặp tình trạng kẹt xe chưa từng có. Trước tình trạng này, UBND tỉnh đã có kế hoạch cải tạo một số nút giao thông, mở rộng một loạt tuyến đường trọng điểm như đường 3 tháng 4, Trần Hưng Đạo, Hồ Tùng Mậu, Khởi Nghĩa Bắc Sơn; nút giao Trần Quốc Toản – Sương Nguyệt Ánh; nút giao Trần Phú – Đào Duy Từ; lắp đặt thêm các đèn tín hiệu giao thông. Tổng kinh phí xây dựng khoảng 94,8 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành vào ngày 30/10/2021 để kịp đón lượng khách đổ về Đà Lạt sau khi dịch chấm dứt.

>>> Xem thêm: Mô hình Bất động sản đất vườn Đà Lạt

UBND tỉnh Lâm Đồng cũng vừa phê duyệt xây dựng tuyến đường vành đai Thành phố Đà Lạt để giảm bớt vấn nạn ùn tắc. Tuyến đường được đầu tư hơn 800 tỷ đồng, với tổng chiều dài 7,5km bắt đầu ngã 3 đèo Prenn và kết thúc tại điểm giao lộ Hoàng Văn Thụ – Nguyễn Đình Quân. Dự án được dự kiến hoàn thành vào năm 2023.

Ngoài ra, đầu năm 2021 những người yêu thích Đà Lạt cũng đón nhận tin vui khi thông tin dự án thứ hai của tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương được khởi động. Dự kiến tuyến đường sẽ là điểm kết nối giữa giữa Tân Phú (Đồng Nai) và Bảo Lộc (Lâm Đồng), tổng chiều dài 67km, rộng 22m gồm 4 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp. Tổng kinh phí đầu tư khoảng 1.300 tỷ đồng, dự kiến khi hoàn thành vào đầu năm 2025 sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ TPHCM đến Đà Lạt chỉ còn 3 giờ.

dat-vuon-bao-loc-gia-tot

>>> Xem thêm: Xu hướng đầu tư đất vườn Đà Lạt

Vùng thuận lợi phát triển nông nghiệp, cây trồng, hoa quả

Đã từ lâu, môi trường sinh thái Đà Lạt (Lâm Đồng) được xem là điều kiện lý tưởng cho các loài hoa sinh sôi nảy nở làm đẹp cho đời, hay các loại rau củ ở Đà Lạt như cà rốt, su hào, khoai lang,… Cách ví von Đà Lạt là “thành phố hoa”, “thành phố mai anh đào”… xét cho cùng là bắt nguồn từ những điều kiện về khí hậu và thổ nhưỡng của vùng đất Nam Tây Nguyên. Nói đến điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng Đà Lạt, trước tiên chúng ta hãy tham khảo một văn bản cách nay gần 100 năm – báo cáo ngày 15/12/1901 của kỹ sư A. D’Andre – Thanh tra nông nghiệp, Trưởng Trạm Nông nghiệp Langbiang “Năm nay, một số lượng tương đối lớn giống hoa được trồng thử.

Bạn có thể thấy: hoa hồng, cúc, cúc tím, dong riềng, bông nước, sen cạn, thược dược, mõm sói, bất tử, forget me not, phong lữ, cúc trắng, cẩm chướng, cẩm nhung, á phiện… Tôi theo dõi các giống hoa cho kết quả tốt nhất và ít tốn công chăm sóc”. Từ đó đến nay, “vương quốc hoa” này đã có sự phát triển khá nhanh về nghề trồng hoa. Bởi trước tiên, đây là miền đất lý tưởng cho các loài hoa ôn đới.

>>> Xem thêm: Những lý do nên đầu tư đất vườn Đà Lạt

Trước hết, khí hậu Đà Lạt quả là một nguồn tài nguyên được thiên nhiên đặc biệt ưu ái. Nằm trên độ cao 1.500m so với mặt nước biển, được bao quanh bởi những dãy núi cao, tổng lượng bức xạ mặt trời của Đà Lạt (114,8 Kcal/cm2/năm) chính là nguồn năng lượng cho quá trình trao đổi nhiệt, ẩm… mang lại nền nhiệt độ thấp, tương đối ôn hòa, cho phép nuôi trồng quanh năm các loại cây trồng á nhiệt đới. Bên cạnh đó, nhân tố hoàn lưu khí quyển đã quyết định thời tiết trong năm của Đà Lạt với hai mùa nắng và mưa rõ rệt từ tháng 4 đến tháng 11 và những tháng còn lại.

Đặc trưng chính của khí hậu Đà Lạt là nền nhiệt độ thấp (trung bình 18 độ C), biên độ nhiệt giữa ngày và đêm khá lớn (9 độ C); mùa mưa bắt đầu từ giữa tháng 4 và kết thúc vào tháng 11, trong đó hai tháng 4 và 11 là quãng thời gian giao mùa; trong mùa mưa, độ ẩm tương đối đạt trên 85%, mùa khô giảm xuống dưới 80%; lượng mây trung bình hằng năm từ 6/10 – 7/10 bầu trời – ít hơn nhiều so với các tỉnh bắc Tây Nguyên… Có thể nói, Đà Lạt là vùng đất có khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu cao nguyên; chế độ nhiệt khá điều hòa và thấp; điều kiện bức xạ dồi dào; sự phân hóa theo mùa khí hậu kéo theo sự chia mùa sâu sắc trong chế độ mưa ẩm đã quyết định không nhỏ đến mùa vụ sản xuất, đặc biệt là sản xuất rau hoa nói riêng và cây trồng á nhiệt đới nói chung.

Điều kiện phát triển bất động sản sinh thái sức khoẻ tại Đan Phượng, Lâm Hà

>>> Xem thêm: Thị trường mua bán Mô hình vườn sinh thái Lâm Đồng

Như trên đã nói, nói đến Đà Lạt là nói đến hoa, rau, củ quả. Cùng với các giống bản địa, hoa Đà Lạt còn được du nhập từ nhiều nơi trên thế giới như Pháp, Hà Lan, Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, châu Phi, Nam Mỹ… Và một trong những “cái nôi” cho những loài hoa này đâm chồi trổ bông là điều kiện về thổ nhưỡng. Theo bảng phân loại dùng cho bản đồ địa chất Việt Nam thì các loại đất của Đà Lạt thuộc hai nhóm chính là nhóm đất feralit vàng đỏ phân bố ở độ cao 1.000 – 1.500m và nhóm feralit mùn vàng đỏ trên núi phân bố ở độ cao 1.000 – 2.000m; ngoài ra còn có các nhóm khác như đất phù sa, đất than bùn, đất bồi tụ… chiếm diện tích không đáng kể.

Nhóm đất feralit nâu đỏ của Đà Lạt khá giàu sắt và nhôm, tạo thành đất sắt nhôm hay là đất feralit nâu đỏ trên bazan – đây là yếu tố thuận lợi để phát triển nghề trồng trọt, trong đó có trồng hoa. Theo tài liệu của Phân viện Quy hoạch thiết kế nông nghiệp miền Nam thì trên đất feralit nâu vàng, cây hoa cho lãi suất cao nhất, sau đó là cây dược liệu, kế đến là rau và tiếp theo là các loại cây ăn quả. Một tài liệu khoa học của Đà Lạt đã phân tích: “Tính chất và thành phần của đất do yếu tố địa chất quyết định. Các loại đá dễ phong hóa như bazan, trầm tích hỗn hợp (phiến sét, phiến cát, bột kết…) để lại lớp phong hóa dày, tương đối màu mỡ, được canh tác nhiều nhất và đem lại nguồn lợi nông nghiệp đáng kể…”

>>> Xem thêm: Mua bán Đất vườn sầu riêng Lâm Đồng

Nhu cầu mua bán đất vườn view đồi Đà Lạt

Có thể nói, Đà Lạt chiếm một vị trí đặc biệt thuận lợi trong cả nước và khu vực về phát triển các loài hoa, rau củ quả đặc biệt là hoa ôn đới và hoàn toàn xứng đáng với mỹ từ “thành phố ngàn hoa”.

Trước mê lực hấp dẫn từ thành phố ngàn hoa, nhiều “ông lớn” của ngành địa ốc cũng bắt đầu chọn cho mình những vùng đất riêng xung quanh Đà Lạt và triển khai những chiến lược đầu tư khác nhau.

Nói về “ông lớn” tại Đà Lạt thì không thể không nhắc đến TTC Group – một trong những doanh nghiệp tiên phong phát triển du lịch tại nơi đây. Những dự án của TTC đều trở thành những điểm đến nổi tiếng như Đồi Thống Nhất, Đồi Mộng Mơ, Thung Lũng Tình Yêu. Trong tháng 7/2021, TTC Lâm Đồng (thành viên của TTC Group) đã gửi đề nghị xin sáp nhập 3 dự án liền kề trên để tạo thành quần thể du lịch sinh thái nghỉ dưỡng “TTC World Thung Lũng Tình Yêu”, nâng tổng quy mô diện tích lên đến 220ha.

Giữa năm nay cũng có thông tin CTCP Golden City dự định phát triển dự án khu đô thị sinh thái kết hợp thương mại du lịch nghỉ dưỡng với diện tích 165ha. Hiện tại, nhà phát triển BĐS lớn nhất Nghệ An đã đề nghị UBND cho phép thực hiện khảo sát và tìm kiếm địa điểm đầu tư dự án 165ha tại khu vực đồi Đa Phú, TP Đà Lạt

Ngay trung tâm Đà Lạt cũng có sự góp mặt của Ecoland (công ty con của Tập đoàn Ecopark đầu tư quy hoạch dự án khu đô thị rộng 207ha tại đường Nguyễn Hoàng và hồ Vạn Kiếp.

Cách Đà Lạt 6km về phía Đông, đại gia Đại Quang Minh đã nhanh chóng chọn được khu vực nghỉ dưỡng lý tưởng. Theo ý tưởng thiết kế, dự án được quy hoạch phát triển thành khu đô thị phía Đông thành phố Đà Lạt với quy mô khoảng 530ha, nằm trong quần thể đa dạng gồm núi, rừng và đặc biệt là điểm du lịch check-in Hồ Than Thở nổi tiếng.

Trang trại sinh thái Tân Lâm Nguyên

Trước miếng bánh ngon, Tập đoàn Hưng Thịnh, Tập đoàn Đèo Cả và Tập đoàn Nam Miền Trung cũng mong muốn phát triển dự án khu đô thị vệ tinh kết nối với Đà Lạt 15.000ha tại khu vực xã, thị trấn của huyện Lâm Hà và Đức Trọng. Tiếp nối các ông lớn khác, Novaland cũng di chuyển về khu Đông Nam TP Đà Lạt, điểm được chọn đầu tư sẽ là hồ Rạ Đòn ở khu vực Đơn Dương được bao quanh bởi rừng thông bạt ngàn. Dự án Novaworld Đà Lạt được đầu tư để phát triển thành khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái đa chức năng với quy mô 650ha, loại hình sản phẩm đa dạng gồm biệt thự, nhà phố, căn hộ,…

>>> Xem thêm: TCREAL – trải đường cho sự phát triển nhà vườn sinh thái

Trên là những điều trên khiến cho dân các tỉnh thành khác ngày càng đổ xô về Đà Lạt để được sống trong không khí trong lành, sở hữu một khu vườn nhỏ tự trồng các loại cây ăn trái. Tuy nhiên đất ở trung tâm thành phố Đà Lạt bây giờ vô cùng đắt đỏ và không còn quá nhiều view đẹp, nên người ta hướng đến những vùng ven Đà Lạt có view đồi thoáng đãng, không bị gò bó bởi những tòa nhà cao tầng che khuất và giá cũng sẽ mềm hơn.

Hy vọng thông tin bài viết, sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những điều kiện có thể phát triển mua bán các dự án đất vườn view đồi Đà Lạt, cũng như mô hình bất động sản sinh thái sức khỏe sẽ được nhiều người săn đón trong tương lai. Từ đó, các nhà đầu tư không chỉ đón đầu xu thế ngành bất động sản theo hướng phát triển vững bền, mà còn thu về lợi nhuận ngoài mong đợi khi đầu tư.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *