Mặc dù tiềm năng phát triển lớn, song theo các chuyên gia, việc phát triển thị trường du lịch chăm sóc sức khỏe nói chung và bất động sản chăm sóc sức khoẻ nói riêng ở Việt Nam còn nhiều khó khăn.
Trong bối cảnh trầm lắng của thị trường bất động sản (BĐS), các chuyên gia vẫn rất tin tưởng vào triển vọng phục hồi thị trường. Tuy nhiên để phát triển bền vững, dài hạn, nhà đầu tư (NĐT) cần mở ra các loại hình BĐS hướng tới việc mang lại giá trị dịch vụ cho khách hàng, thay vì chỉ mua đi bán lại. Một trong những xu hướng đầu tư BĐS triển vọng và đang phát triển nhanh trên thế giới là BĐS chăm sóc sức khỏe, mà ở Việt Nam cũng đang manh nha hình thành nhưng chưa trở thành một loại hình sản phẩm chuyên biệt.
Tiềm năng lớn nhưng phát triển tự phát
Theo Viện sức khỏe toàn cầu (GWI), BĐS chăm sóc sức khỏe là những BĐS dân sự hoặc thương mại (văn phòng, khách sạn, nghỉ dưỡng…) có các yếu tố chăm sóc sức khỏe tích hợp trong thiết kế, vật liệu, cách thức xây dựng hay dịch vụ, tiện ích đi kèm hay mục đích sử dụng. Qua đó hỗ trợ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho gia chủ. Tuy đây là một xu hướng mới, BĐS chăm sóc sức khỏe đang có tốc độ phát triển khá nhanh trên thế giới.
Số liệu của GWI cho thấy quy mô nền kinh tế có liên quan tới chăm sóc sức khỏe toàn cầu năm 2020 đạt khoảng 4.400 tỷ USD và dự kiến đạt đến 7.000 tỷ USD vào năm 2025. Trong bối cảnh đó, số lượng các dự án BĐS chăm sóc sức khỏe đã tăng gấp ba lần, từ 740 dự án trên toàn thế giới vào năm 2017 hiện lên hơn 2.300 dự án và còn nhiều hơn các dự án đang phát triển. Riêng lĩnh vực du lịch chăm sóc sức khỏe toàn cầu đạt 617 tỷ USD năm 2017 và dự kiến tăng lên 816,5 tỷ USD năm 2022, sau đó lên tới 1.127,6 tỷ USD vào năm 2025, mức tăng trưởng trung bình hơn 20%/năm.
Ông Nguyễn Hoàng, chuyên gia nghiên cứu thị trường BĐS cho biết, hiện nay khu vực châu Á đang dẫn đầu xu thế đầu tư BĐS chăm sóc sức khoẻ với quy mô của ngành này khoảng 1.500 tỷ USD. Một số quốc gia có thể kể đến như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc… đã lọt vào top 20 thị trường du lịch chăm sóc sức khỏe hàng đầu thế giới năm 2020, với doanh số dao động từ 3,5 – 19,5 tỷ USD.
>>> Xem thêm: Mô hình Bất động sản Sinh Thái Sức Khoẻ đang hot ra sao?
Việt Nam được đánh giá là đất nước có rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên các sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe nhìn chung còn ít, chưa đa dạng, chưa tương xứng với tiềm năng. Các chuyên gia BĐS đánh giá loại hình này của Việt Nam còn chưa được khẳng định trên bản đồ du lịch chăm sóc sức khoẻ của thế giới. Đây là điều đáng tiếc. Bởi mức chi tiêu cho du lịch chăm sóc sức khỏe luôn cao hơn so với du lịch thông thường, cụ thể là đối với khách du lịch quốc tế chi tiêu nhiều hơn 35% và khách du lịch nội địa chi nhiều hơn 77%. Điển hình là chi phí thuê phòng của các khu du lịch nghỉ dưỡng này luôn ở mức cao từ vài trăm USD đến hàng ngàn USD một đêm, ngay cả tại Việt Nam. Vì vậy, để phát triển cả thị trường BĐS cũng như mang lại nhiều giá trị gia tăng cho ngành du lịch, các chuyên gia khuyến nghị cần chú trọng tới việc đầu tư bài bản vào các BĐS chuyên biệt về chăm sóc sức khỏe.
Cần đa dạng hóa nguồn vốn
Mặc dù tiềm năng phát triển lớn như vậy, song theo các chuyên gia, việc phát triển thị trường du lịch chăm sóc sức khỏe nói chung và BĐS chăm sóc sức khoẻ nói riêng ở Việt Nam còn nhiều khó khăn. Vướng mắc đến từ việc thiếu các khái niệm cơ bản về ngành này để các chủ đầu tư xây dựng mô hình kinh doanh và cơ sở hạ tầng chuyên biệt. Vì chưa có khái niệm rõ ràng nên Việt Nam cũng chưa có hoạt động quảng bá rộng rãi để thu hút khách hàng du lịch trong nước và quốc tế.
Vướng mắc lớn hơn đến từ việc thiếu vốn đầu tư cho loại hình BĐS chăm sóc sức khoẻ. Trong báo cáo mới đây gửi tới Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đánh giá, cơ cấu nguồn lực cho thị trường BĐS còn bất hợp lý, chủ yếu từ nguồn tín dụng ngân hàng, vốn huy động qua phát hành trái phiếu và tiền ứng trước của khách hàng, vốn chủ đầu tư chỉ chiếm khoảng 15 – 30% tổng mức đầu tư của dự án. Hiện nay trên thị trường BĐS nói chung chưa có các nguồn vốn trung, dài hạn ổn định cho thị trường.
>>> Xem thêm: Xu hướng Bất động sản sức khỏe và hệ giá trị mang lại
Bà Hà Thu Giang, Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cũng cho rằng, các doanh nghiệp BĐS không nên quá phụ thuộc nguồn vốn vay ngân hàng. Bà Giang khẳng định, về cơ chế chính sách, NHNN đã ban hành đầy đủ và cơ chế cho vay hiện nay dựa trên cơ sở tự thỏa thuận giữa NHTM đối với khách hàng. Tính đến cuối tháng 8, tín dụng trong lĩnh vực BĐS tăng trưởng 15,68%, cao hơn mức tăng chung 11%, với quy mô 2,4 triệu tỷ đồng. Nhưng trong đó tín dụng lĩnh vực BĐS chủ yếu ở đối tượng mua nhà để ở, cho vay kinh doanh BĐS chỉ chiếm 1/3. NHNN luôn khuyến nghị nguồn vốn đầu tư vào BĐS nói chung cần được huy động từ nhiều nguồn khác như FDI, vốn tự có, phát hành trái phiếu…
TS.Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cũng cho rằng, ngoài các nguồn cung ứng vốn là tín dụng ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp; thì NĐT cần khai thác các nguồn khác như cổ phiếu, vốn FDI, quỹ đầu tư, hoạt động M&A… Bên cạnh đó, ông Lực khuyến nghị cho phép thành lập các định chế tài chính BĐS chuyên biệt như quỹ/cơ quan tiết kiệm nhà ở, quỹ tín thác đầu tư BĐS, cơ quan tái tài trợ BĐS thế chấp nhà ở, chứng khoán hóa BĐS…
Để huy động thêm nguồn vốn từ bên ngoài, TS. Cấn Văn Lực cho rằng cần tiếp tục giải quyết bằng việc tháo gỡ các vướng mắc về pháp lý. Theo đó, việc cho phép người nước ngoài được mua condotel sẽ không chỉ giải quyết một phần về vốn cho chủ đầu tư, giải quyết các khó khăn tắc nghẽn của BĐS nghỉ dưỡng hiện nay, mà còn hấp dẫn thêm khách nước ngoài đến du lịch nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam.
“Quan điểm của tôi là cần tiếp tục nghiên cứu để cho phép người nước ngoài được mua, được sở hữu nhà ở, các loại hình BĐS tại Việt Nam trong đó có BĐS nghỉ dưỡng, được nhận tài sản thế chấp. Điều này phải nhất quán và hoàn toàn khả thi, đảm bảo có lợi cho các bên và đặc biệt là an toàn”, ông Lực chia sẻ thêm.
>>> Xem thêm: Những hiểu lầm về mô hình bất động sản sức khỏe trong ngành bất động sản
Bảo Lộc gia tăng các dự án bất động sản về chăm sóc sức khỏe
Nhu cầu lựa chọn nơi chốn để nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe ngày một tăng cao làm dịch chuyển xu hướng bất động chăm sóc sức khỏe tại thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) nói riêng và thị trường bất động sản nghỉ dưỡng trên cả nước nói chung…
Đời sống ngày một hiện đại, phát triển, thay vì theo đuổi lối sống hào nhoáng, cầu kỳ, giới thượng lưu lại chọn yêu thích sự an yên, thoáng đãng, gần gũi với thiên nhiên. Họ chọn cho mình phong cách sống cao hơn, sống chậm lại, hòa mình vào thiên nhiên và tận hưởng sự tươi mát, an lành mà chúng mang lại. Không những thế, sống trong không gian xanh mát, giúp tinh thần được thư giãn và trở nên phấn khởi hơn. Nhờ đó, sức khỏe tinh thần và thể chất được phục hồi, tái tạo năng lượng sau thời gian làm việc mệt mỏi.
Xuất phát từ nhu cầu đó, vài năm trở lại đây khái niệm bất động sản chăm sóc sức khỏe đang trở nên phổ biến hơn với sự lên ngôi của xu hướng wellness second home và làm việc tại nhà. Theo nghiên cứu của Viện Sức khỏe toàn cầu (Global Wellness Institute – GWI), số lượng các dự án bất động sản chăm sóc sức khỏe đã tăng gấp ba lần, từ 740 trên toàn thế giới vào năm 2017 lên hơn 2.300 hiện nay.
Tại Việt Nam, bất động sản chăm sóc sức khỏe cũng đang dẫn đầu xu hướng đầu tư tại các khu vực ven biển hoặc cao nguyên. Theo đó, sản phẩm hội tụ đầy đủ các tiêu chí về mật độ xây dựng thấp, tỷ lệ khoảng xanh cao, không gian sống gần gũi với thiên nhiên cùng hạ tầng tiện ích chăm sóc sức khỏe phong phú… được lựa chọn nhiều hơn.
Nhận định chung về xu hướng thị trường bất động sản chăm sóc sức khỏe trong thời gian qua, TS.Trần Nguyễn Minh Hải – chuyên gia địa ốc đánh giá: “Thị trường bất động sản tại Việt Nam trong hai năm trở lại đây đã ghi nhận sự xuất hiện của một số dự án bất động sản dành cho sức khỏe. Tuy nhiên, để mô hình này được phát triển bài bản và trở thành yếu tố góp phần thúc đẩy kinh tế, rất cần những chủ đầu tư có tiềm lực và tầm nhìn, đem lại những tiện ích đánh trúng vào nhu cầu chung của khách hàng.”
>>> Xem thêm: Đầu tư mô hình bất động sản sức khoẻ để dưỡng già có ổn không?
Thành phố Bảo Lộc – Điểm sáng đầu tư bất động sản chăm sóc sức khỏe
Theo báo cáo của Proven Partners, dự án gắn liền với các yếu tố sức khỏe và những trải nghiệm hạnh phúc là ưu tiên hàng đầu của 90% khách hàng có nhu cầu mua bất động sản. Do đó, xu hướng bất động sản chăm sóc sức khỏe đang được chú ý nhiều hơn, thu hút làn sóng đầu tư chảy mạnh về các đô thị nghỉ dưỡng, giàu tiềm lực tự nhiên. Nổi bật trong số đó là thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) đang nổi lên như một điểm sáng, thu hút giới đầu tư khắp nơi hội tụ.
Tại nơi đây, xu hướng bất động sản wellness second home được lựa chọn hàng đầu bởi khả năng sinh lời cao, dễ chuyển nhượng khi có nhu cầu và đặc biệt tỷ lệ lấp phòng ở những dự án bất động sản nghỉ dưỡng. Không những thế, quan điểm về du lịch nghỉ dưỡng của đại đa số người dân cũng có sự thay đổi rõ rệt.
Thay vì đi xa thì người dân ưu tiên những khu nghỉ dưỡng thuận tiện di chuyển, gần Tp.HCM để có thể nghỉ trọn 2 ngày cuối tuần cùng với thiên nhiên. Chỉ mất hơn 3 giờ di chuyển từ Tp.HCM lên thành phố Bảo Lộc và ngược lại, cộng thêm sự đầu tư đồng bộ về hạ tầng đang được triển khai, thành phố Bảo Lộc là một vùng đất giàu tiềm năng cho loại hình bất động sản chăm sóc sức khỏe – wellness second home phát triển mạnh mẽ.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, có thể dễ dàng nhận thấy các chủ đầu tư đã và đang thực hiện định hướng trên với hàng loạt sản phẩm bất động sản gần gũi thiên nhiên. Nổi lên như một làn gió mới, thổi bừng sức sống thị trường bất động sản Bảo Lộc, Palm Garden là một trong những sản phẩm được đánh giá cao, chinh phục được những khách hàng khó tính nhất nhờ sự đầu tư hạ tầng chỉn chu, hoàn thiện và đồng bộ.
>>> Xem thêm: Tiềm năng phát triển đất nền Bảo Lộc hiện nay
Nơi đây không chỉ bao quanh bởi cảnh quan xanh mát mà còn hội tụ hệ thống tiện ích được đầu tư đồng bộ, bài bản; đi cùng sứ mệnh mang đến cơ hội đầu tư bền vững, đáp ứng nhu cầu của một nơi nghỉ dưỡng hoàn hảo, lý tưởng cho cả gia đình.
Khác với những sản phẩm hiện có trên thị trường, Palm Garden được chú trọng vào việc nuôi dưỡng các giá trị tinh thần từ sự kết nối giữa con người với không gian sống xanh, gần gũi với thiên nhiên. Thông qua đó, tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình với nhau và là nơi để chủ nhân tương lai thể hiện sự am tường trong phong cách sống.
Nhận định chung về ngành công nghiệp bất động sản sức khỏe, Precedence Research dự báo, thị trường chăm sóc sức khỏe toàn cầu sẽ đạt quy mô hơn 7,6 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Còn theo nhận định của GWI, ngành công nghiệp bất động sản sức khỏe sẽ đạt 197 tỷ USD vào năm 2022.
Có thể nói, trong hiện tại và tương lai, những nhà đầu tư ở nhiều lĩnh vực cần thay đổi và nắm bắt xu hướng phát triển mới, khi nhiều người đã sẵn sàng đầu tư cho sức khỏe và theo đuổi phong cách sống lành mạnh.
>>> Xem thêm: Thị trường mua đất vườn Bảo Lộc để trồng cà phê
Trên là bài viết cho thấy những khó khăn phải đối mặt khi phát triển bất động sản sinh thái sức khoẻ. Tuy nhiên với những góc nhìn tích cực và các phương án đổi mới, thay đổi theo chiều hướng tích cực thì bất động sản sinh thái sức khoẻ đang là kênh đầu tư an toàn, mang đến cơ hội thu lợi nhuận kép bền vững khi đầu tư. Hy vọng bài viết chính là điểm sáng và tương lai cho ngành bất động sản, cụ thể hơn là thị trường bất động sản sinh thái sức khỏe mà TCREAL muốn gửi gắm đến quý bạn đọc. Nếu bạn có mối quan tâm về các dự án theo mô hình này, hay cần hỗ trợ thêm thông tin về thị trường bất động sản sinh thái sức khoẻ. Vui lòng để lại thông tin để được tư vấn thêm chi tiết.