Huyện Đam Rông là một huyện vùng núi có diện tích đất từ tự nhiên và đất nông lâm nghiệp. Đam Rông nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Lâm Đồng và nằm trên trục đường Quốc lộ 27 từ Lâm Đồng đi Đắk Lắk. Mới đây, với sự đổi thay từ vùng Huyện Đam Rông, đã cho thấy những kỳ vọng mới đáng mong chờ tại nơi đây sẽ đóng phần nào cho sự phát triển tỉnh Lâm Đồng nói chung và những cơ hội đầu tư mới của địa phương nói riêng.
Mời bạn đọc cùng xem qua ngay bài viết dưới đây.
Thông tin sơ lược về vùng huyện Đam Rông, Lâm Đồng
Từ TP. Đà Lạt, theo Quốc lộ 27 qua huyện Lâm Hà để về Đam Rông. Chúng ta sẽ thấy được các đồi caphe, cây ăn trái bạc ngàn từ đèo Phú Sơn, đèo Chuối. Khi đến với vùng huyện Đam Rông, người ta thường ví rằng bạn đã “chạm phải rừng” do do bởi địa phương này có tổng diện tích 87.210ha thì có đến 72% diện tích là đất lâm nghiệp. Và “cửa ngõ” từ hướng Bắc để vào Đam Rông là 2 cung đèo: Phi Liêng và đèo Chuối. Trong đó, đèo Phi Liêng (thuộc xã Phi Liêng) có chiều dài 20km.
Địa hình huyện Đam Rông có hướng thấp từ phía nam và tây nam xuống phía bắc và đông bắc, chủ yếu là núi cao đồi thấp và thung lũng, có thể phân thành 3 dạng địa hình:
+ Địa hình núi cao: Diện tích khoảng 63.400 ha, chiếm 73.4 % diện tích toàn huyện phân bổ theo hình cánh cung từ phía nam kéo sang đông bắc và tây bắc độ cao phổ biến từ 1000 – 1300m.
+ Địa hình đồi thấp: diện tích 18.000 ha, chiếm 20.8 % diện tích toàn huyện, phân bố tập trung ở khu vực giữa và phía bắc của huyện, độ cao trung bình từ 600 – 700 m.
+ Địa hình thung lũng: Diện tích 5.000 ha, chiếm 5.8 % diện tích toàn huyện, phân bố tập trung ở khu vực phía đông bắc.
Khí hậu: thời tiết ở đây mang đặc trưng của vùng chuyển tiếp từ khí hậu nhiệt đới vùng núi cao mát lạnh quanh năm xuống vùng khí hậu nhiệt đới núi thấp nằm sâu trong nội địa phân hóa khá rõ thành 2 tiểu vùng:
+ Tiểu vùng phía nam: khí hậu mát và ôn hòa quanh năm, nhiệt độ trung bình từ 20.5 °C- 21.5 °C, thích hợp với cây trồng xứ lạnh.cà phê, chè.
+ Tiểu vùng phía bắc: nhiệt độ trung bình khoảng 22 °C- 23 °C thích hợp với các loại cây trồng nhiệt đới.
Theo thống kê từ Wikipedia cho biết: Tổng dân số của toàn huyện Đam Rông đến nay là 12.010 hộ với 45.300 nhân khẩu, trong đó hầu hết là người đồng bào dân tộc thiểu số với 8.787 hộ/35.018 nhân khẩu (chiếm 74,4% dân số của toàn huyện) chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên và một số đồng bào dân tộc thiểu số di cư từ các tỉnh Miền núi phía Bắc đến sinh sống, như: Tày, Nùng, Dao. Mường, Thái, Hoa và H’Mông tạo nên cộng đồng với trên 20 thành phần dân tộc chung sống, đoàn kết, giúp nhau cùng phát triển.
>>> Xem thêm: Đi tìm lời giải cho bài toán “Cân bằng giữa công việc và cuộc sống”
Những kỳ vọng mới tại huyện Đam Rông để góp phần phát triển tỉnh Lâm Đồng
Mô hình trang trại sinh thái đang trở thành kỳ vọng của người dân
Điểm nổi bật khi đến Đam Rông, rằng bạn sẽ dễ bất gặp được những mô hình trang trại được xây theo kiểu biệt thự, nhà sàn được ôm ấp giữa các ngọn đồi, vườn trái cây, vườn cà phê, ao cá, lúa nước,… , những cung đường đèo như đèo Phi Liêng ẩn sâu thể xuyên rừng và lau lách gợi nhớ sự hoang vu.
Anh Toàn – Giám Đốc trang trại Tân Lâm Nguyên cho biết; “Trang trại Tâm Lâm Nguyên của anh có diện tích gần 3ha (>30.000m2). Anh trồng giống sầu riêng Musang King hiện đang được các nhà vườn săn đón, kèm với đó là các loại cây ăn trái, mô hình gắn với Vườn – Ao – Chuồng hiện đang phát triển ổn định”.
Nằm trong địa phận tại Huyện Đam Rông, trang trại nông nghiệp sinh thái TÂN LÂM NGUYÊN sở hữu diện tích hơn 30 hecta, nằm trên 6 quả đồi xanh mát, có điều kiện thời tiết man đặc trưng của vùng chuyển tiếp từ khí hậu nhiệt đới vùng núi cao mát lạnh quanh năm xuống vùng khí hậu nhiệt đới núi thấp nằm sâu trong nội địa, phân hóa khá rõ rệt.
>>> Xem thêm: Nghỉ hưu ở tuổi 60, bạn sẽ làm gì?
Tại trang trại Tân Lâm Nguyên các khu đồi được bao phủ bởi vườn cây sinh thái; sầu riêng Musang King, Mít, Bơ kết hợp cùng với hệ sinh thái nông nghiệp vườn, ao, chuồng – phù hợp cho những nhà bất động sản đang hướng đến việc đầu tư mô hình trang trại sinh thái tại vùng huyện cao.
Cũng tại đó, Anh Soạn cho biết, trang trại của anh có diện tích gần 1,5ha (15.000m2). Anh trồng 800 gốc cà phê trên diện tích 1ha; còn lại trồng chanh dây, su su. Ngoài ra, anh còn đào 2 ao lớn để tưới tiêu, thả cá. Cà phê mới trồng được hơn 2 năm, chưa cho thu hoạch nhưng đang phát triển rất tốt. “Sau 3 năm trồng là cho thu hoạch, với 800 gốc cà phê thu bình quân khoảng 2,5 tấn cà phê nhân; với giá bán 35-37 triệu đồng/tấn thì cũng được khoản kha khá để tích lũy. Còn chi phí sinh hoạt thì thu từ ao cá và các loại cây ngắn ngày”, anh Soạn vui vẻ nói.
>>> Xem thêm: Tân Lâm Nguyên – trang trại sinh thái Lâm Đồng kiểu mẫu
Kỳ vọng thoát khỏi huyện nghèo
Có thể nói, đi cùng với sự đổi thay của huyện Đam Rông thì có nhiều khó khăn rằng từ ban lãnh đạo địa phương huyện đến người dân phải đối mặt.
Theo thông tin từ ban lãnh đạo tại huyện Đam Trong cho hay:
“Trước hết là thu ngân sách trên địa bàn, trong 4 năm (2015-2018), toàn huyện chỉ thu được 224,09 tỷ đồng; tính bình quân chỉ thu được hơn 56,02 tỷ đồng/năm. Đam Rông còn khó về thu hút đầu tư khi mà hiện nay trên địa bàn chỉ có 58 doanh nghiệp hoạt động, với tổng vốn đăng ký vỏn vẹn 108 tỷ đồng…
Mục tiêu thoát khỏi danh sách huyện nghèo 30a vào cuối năm 2020 của huyện. Ông bảo, là huyện có đến gần 73% dân số (9.076/12.656 hộ) là đồng bào các DTTS, khi mới thành lập (năm 2004), 8/8 xã của huyện Đam Rông đều thuộc khu vực III đặc biệt khó khăn; theo chuẩn nghèo cũ thì tỷ lệ hộ nghèo chiếm 3/4 tổng số hộ, hộ nghèo là đồng bào DTTS chiếm đa số trong tổng số hộ nghèo của huyện.
“Những năm gần đây, với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, tỷ lệ hộ nghèo của huyện, nhất là hộ nghèo là đồng bào DTTS đã giảm sâu. Dù còn không ít khó khăn nhưng kỳ vọng về một Đam Rông không còn là huyện nghèo là hoàn toàn có thể”, ông Mạnh hồ hởi nói.”
Theo cập nhật báo cáo của Huyện Đam Rông (2016-2018), tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào DTTS trên địa bàn huyện giảm rất nhanh. Đầu năm 2016, toàn huyện có 3.608 hộ nghèo là đồng bào DTTS, chiếm tỷ lệ 84,54% tổng số hộ nghèo của huyện. Đến hết năm 2018, tỷ lệ này đã giảm xuống chỉ còn 31,83%. Như vậy trong 3 năm, tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào DTTS của huyện đã giảm gần 53%, bình quân giảm gần 18%/năm.
>>> Xem thêm: Một số Dự án Nhà Vườn Sinh Thái nổi bậc ở TCREAL
Sau mười lăm năm trước khi “sinh thành” huyện Đam Rông, Đam Rông dù vẫn còn khó khăn nhưng đã thoát khỏi tình trạng “nghèo chồng nghèo” của cái thuở mới ra đời. Mặc dù trước đó, thời điểm sáp nhập 3 xã nghèo phía Tây của huyện Lạc Dương và 5 xã thuộc diện khó khăn của huyện Lâm Hà. Khi đó, nhiều người bảo, Đam Rông là sự kết hợp giữa cái nghèo cũ với cái nghèo mới, lớn hơn và nghèo hơn.
Trong tương lai, sự đổi thay của huyện Đam Rông nói chung và tiềm năng phát triển mô hình trang trại sinh thái sẽ góp phần lớn trong việc xây dựng và phát triển tỉnh Lâm Đồng rất lớn. Ngoài ra, chúng sẽ là nguồn đầu tư mới thu hút cho các nhà đầu tư, mang đến những cơ hội mời và phù hợp cho ai thích đương đầu khó khăn để nhận ra sự phát triển lâu dài và bền vững tại vùng huyện Đam Rông.